Tỉ lệ hiến giác mạc tại Việt Nam còn thấp so với nhu cầu
Sau 17 năm kể từ ca hiến giác mạc đầu tiên của cả nước (2007) đã có gần 1.000 người hiến giác mạc. Hiện cả nước có trên 300.000 người mù cần được ghép giác mạc.
Chiều 15-10, tại buổi tọa đàm "Chia sẻ kinh nghiệm thu nhận, điều phối giác mạc giữa Việt Nam và Singapore" do Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 (Sở Y tế Hà Nội) tổ chức PGS,TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội vận động hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết, trình độ ghép tạng của Việt Nam đã đạt ngang tầm khu vực và thế giới, nhưng tỉ lệ người đăng ký hiến tạng sau chết não thấp, trong khi đó, danh sách chờ ghép tạng tại các bệnh viện ngày càng tăng.
PGS,TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội vận động hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm. |
Theo Chủ tịch Hội vận động hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, hiện nay nhu cầu ghép giác mạc rất cao nhưng nguồn hiến tặng còn khan hiếm. Trong giai đoạn 2007-2023, cả nước có 45.000 đăng ký hiến tặng giác mạc, trong đó đã có 963 người tặng giác mạc sau khi qua đời của 20 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong khi đó, tại Việt Nam có khoảng 300.000 người mù cần được ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng. Tuy nhiên, số người được ghép còn ít ỏi. Rất nhiều bệnh nhân vẫn đang phải sống trong cảnh mù lòa, chờ đợi vào nguồn giác mạc để ghép.
Chia sẻ tại tọa đàm, bác sĩ Howard Cajucom-Uy, Phụ trách Ngân hàng Mắt Singapore, Phó chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Mắt châu Á nhấn mạnh, nhu cầu ghép giác mạc rất lớn nhưng đang gặp phải nhiều rào cản như phong tục tập quán, truyền thống và tôn giáo, tín ngưỡng văn hóa, sự thiếu hiểu biết/thờ ơ về việc hiến tặng giác mạc. Nhiều người vẫn còn nhận thức không đúng về luật pháp liên quan đến hiến tạng... Trong khi hiến tặng giác mạc không yêu cầu về không gian, việc thu nhận giác mạc có thể diễn ra ở bất cứ đâu, không ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mĩ, việc thu nhận giác mạc không lấy đi toàn bộ nhãn cầu của người hiến tặng mà chỉ lấy 1 lớp màng mỏng giác mạc phía trước...
Quang cảnh tọa đàm "Chia sẻ kinh nghiệm thu nhận, điều phối giác mạc giữa Việt Nam và Singapore". |
Về vấn đề này, TS Nguyễn Hoàng Phúc - Phó giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia (Bộ Y tế) cho rằng, thực tế có nhiều rào cản làm giảm số lượng giác mạc được hiến tặng không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Do đó cần có hành lang pháp lý phù hợp với thực tại, cần đưa tiêu chí về hoạt động hiến ghép, mô tạng vào tiêu chí đánh giá của ngành y tế. Bởi ghép giác mạc hiện là phương pháp duy nhất và hiệu quả nhất giúp bệnh nhân bị tổn thương giác mạc có cơ hội phục hồi thị lực, đặc biệt là trong những trường hợp điều trị nội khoa không còn mang lại kết quả.
PGS,TS Hoàng Thị Minh Châu - Giám đốc ngân hàng Mô Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 nhận định, tọa đàm là tiền đề mở ra nhiều cơ hội hợp tác lâu dài với những quốc gia đi đầu về hoạt động của ngân hàng Mắt; tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách có thêm các góc nhìn rộng hơn trong hoạt động hiến, tặng giác mạc. Đây là bước đệm quan trọng để ngân hàng Mắt Việt Nam tiến xa hơn trên con đường phát triển, mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân”.
Tin, ảnh: AN AN
Tin mới
Cà Mau: Công bố quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
Ngày 12-11, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố Quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại
Được đầu tư xây dựng và mới đưa vào hoạt động, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tạo sức hút lớn đối với khách tham quan. Công trình là một thiết chế văn hóa đa năng, tổng hợp, hiện đại, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Quân đội và quốc gia; phản ánh toàn diện, sâu sắc về di sản văn hóa quân sự Việt Nam qua các thời đại, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử quân sự cho bộ đội và nhân dân.
Đổi mới tư duy xây dựng thể chế, kiến tạo không gian mới phát triển
Ngày 12-11, tiếp tục Kỳ họp thứ tám, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Thức dậy những hồi ức đẹp từ bên kia bán cầu
Trước thời điểm chuyên cơ đưa Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế Arturo M.Benitez, thủ đô Santiago thăm chính thức Chile, tiếp đó là Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC thì nhiều nhật báo ở Mỹ Latin đã có các bài viết về mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latin, điển hình nhất là bài viết trên tờ NotiMass Guerrero.
Chủ tịch nước Lương Cường đến Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Vào lúc 15 giờ 45 phút ngày 12-11, theo giờ địa phương (rạng sáng 13-11, giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh, Hà Nội
Tối 12-11, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 / 18-11-2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự và chung vui với nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.