Tiêm vaccine phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông "Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên". Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng, đặc biệt là từ cha mẹ về vai trò quan trọng của vaccine Rota trong việc phòng ngừa tiêu chảy cấp do virus.
Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường tiêu hóa, tạo thành dịch và có thể gây tử vong ở trẻ. Tại Việt Nam, virus Rota là nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp ở 20% đến hơn 50% trẻ nhỏ trong giai đoạn 2016-2023.
Mỗi năm, ước tính hàng trăm nghìn trẻ phải nhập viện và hàng nghìn trẻ phải cấp cứu do virus Rota. Điều này gây áp lực không nhỏ lên hệ thống y tế, gánh nặng tài chính đối với gia đình cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ trong giai đoạn đầu đời, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, những địa phương chưa có điều kiện tiếp cận với vaccine phòng bệnh.
![]() |
Cho trẻ uống vaccine Rota tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: PHONG LAN |
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với tiêu chảy do virus Rota. Tuy nhiên, vaccine Rota đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota. Theo các nghiên cứu, vaccine có tỷ lệ hiệu quả 85-98% trong việc ngăn ngừa tiêu chảy nặng và 74-87% đối với tiêu chảy cấp do virus Rota ở mọi mức độ trong năm đầu tiên sau khi uống.
Với lịch sử triển khai rộng rãi và an toàn tại hơn 120 quốc gia, vaccine Rota không chỉ bảo đảm an toàn mà còn góp phần giảm đáng kể số ca tử vong và nhập viện ở trẻ nhỏ. Hiện nay, vaccine Rota đã được sản xuất trong nước bảo đảm cung ứng cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo, các loại vaccine Rota có giới hạn uống chỉ đến 6 tháng tuổi hoặc 8 tháng tuổi. Nếu bỏ lỡ mốc thời gian này, trẻ sẽ không có miễn dịch phòng bệnh bởi không còn loại vaccine nào khác để thay thế. Do đó, phụ huynh cần cho trẻ tiêm càng sớm càng tốt.
Theo Quyết định số 1596/QĐ-BYT ngày 10-6-2024 của Bộ Y tế, vaccine Rota được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Bắt đầu từ năm 2024, vaccine Rota được cấp miễn phí cho trẻ em tại 32 tỉnh miền núi, khó khăn và sẽ bổ sung thêm 9 tỉnh trong năm 2025 và bao phủ toàn bộ các tỉnh còn lại trong năm 2026.
Chiến dịch "Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên" kêu gọi các bậc cha mẹ cho trẻ đi uống đủ hai liều vaccine Rota và hoàn thành trước 6 tháng tuổi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Cùng với sự đồng hành của các chuyên gia y tế và các cá nhân có sức ảnh hưởng sẽ góp phần lan tỏa thông điệp của chiến dịch này đến đông đảo công chúng, đặc biệt là các bậc cha mẹ ở vùng sâu, vùng xa và những khu vực khó khăn.
AN AN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.