• Click để copy

Tiêu thụ đường ở Việt Nam cao gấp nhiều lần với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới

Sáng 10-12, tại Nghệ An, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề: “Xu hướng sử dụng sản phẩm thực phẩm và đồ uống giảm đường trên thế giới và Việt Nam”.

Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, người dân đã uống nhiều đồ uống có đường hơn. Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì.

Bác sĩ Bùi Thị Mai Hương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở Việt Nam, tiêu thụ đường tăng lên gấp 7 lần trong 15 năm qua. Năm 2018, mức tiêu thụ đường trung bình của người Việt Nam là 46,5 gam/ngày, cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (25 gam/ngày). Việc tiêu thụ lượng đường tự do cao hơn sẽ đe dọa chất lượng dinh dưỡng, dẫn đến tăng cân không lành mạnh và tăng nguy cơ béo phì cùng nhiều bệnh không lây nhiễm khác, đặc biệt là sâu răng - bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu.

Tiêu thụ đường ở Việt Nam cao gấp nhiều lần với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
 Bác sĩ Bùi Thị Mai Hương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở Việt Nam, tiêu thụ đường tăng lên gấp 7 lần trong 15 năm qua. Ảnh: NHẬT MINH

Theo bác sĩ Bùi Thị Mai Hương, chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến lượng glucose dư thừa trong não và các nghiên cứu đã liên kết lượng glucose dư thừa với trí nhớ cùng các khiếm khuyết về nhận thức. Glucose - một loại đường đơn có trong hầu hết thực phẩm giàu carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho não, cung cấp dinh dưỡng để bộ não tăng trưởng, học tập và phát triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này không đồng nghĩa tiêu thụ nhiều đường sẽ tốt với não. Trên thực tế, ăn quá nhiều đường có thể ảnh hưởng xấu đến cơ quan quan trọng này. Thậm chí, tiêu thụ nhiều thực phẩm có đường dễ gây lo lắng, trầm cảm, gián đoạn giấc ngủ…

Bác sĩ Bùi Thị Mai Hương lưu ý, chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến lượng glucose dư thừa trong não. Các nghiên cứu đã liên kết lượng glucose dư thừa với trí nhớ và các khiếm khuyết về nhận thức. Một lý do khác khiến đường có hại cho não là vì nó ảnh hưởng đến một số chất dẫn truyền thần kinh, có thể dẫn tới nghiện đường gây ảnh hưởng đến trí nhớ…

Từ thực trạng trên, các chuyên gia khuyến nghị, người tiêu dùng cần giảm đường trong khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày. Bà Nguyễn Quỳnh Vân, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng TH cũng cho rằng, sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm hơn đến sức khỏe. Nhu cầu tiêu dùng hiện nay đang hướng đến sử dụng các sản phẩm: Sữa tươi tiệt trùng ít đường, sữa chua không đường, sữa hạt không bổ sung đường tinh luyện mà thay bằng vị ngọt tự nhiên từ quả chà là…  

Ở cả người lớn và trẻ em, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên giảm lượng đường tự do hấp thụ xuống dưới 10% tổng lượng năng lượng. Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo nên giảm thêm lượng đường tự do hấp thụ xuống dưới 5% tổng lượng năng lượng hấp thụ. Cùng với đó, người dân nên làm quen với việc giảm lượng đường thêm vào đồ uống và thực phẩm bao gồm ngũ cốc, cà phê, trà, hoặc lựa chọn thực phẩm không đường, giảm đường để giảm dần lượng đường cho đến khi thích nghi.

HÀ VŨ

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.