Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam
Triển vọng kinh tế của Gambia được WB dự báo tương đối sáng sủa với mức tăng trưởng GDP là 5,6% giai đoạn 2024-2026. Kết quả này có được nhờ hoạt động kinh tế tăng trong tất cả các lĩnh vực, dựa trên cam kết của chính quyền về ổn định kinh tế vĩ mô.
Gambia là quốc gia Tây Phi, có diện tích nhỏ 13.300 km2, dân số chỉ trên 2,6 triệu người, trong đó 63% sống ở thành thị, thu nhập gần 800 USD/người/năm. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB) công bố tháng 5/2024 cho thấy, năm 2023, mặc dù môi trường kinh tế thế giới ảm đảm, GDP của Gambia vẫn đạt mức tăng trưởng 5,3%, dấu hiệu của sự phục hồi liên tục sau Covid-19. Kết quả này có được là nhờ vào sự cải thiện của sản xuất nông nghiệp và tăng tiêu dùng công cộng cũng như các khoản đầu tư tư nhân và Nhà nước.
Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào lượng kiều hối, du lịch và nông nghiệp. Nông nghiệp đóng góp 25% GDP, sử dụng 70% dân số và nuôi sống 80% dân nông thôn. Tình trạng an ninh lương thực không được bảo đảm với việc giá thực phẩm tăng 14,5% năm 2023 do tác động của những rối loạn trên thị trường thế giới cũng như sự mất giá của đồng tiền địa phương.
Triển vọng kinh tế của Gambia được WB dự báo tương đối sáng sủa với mức tăng trưởng GDP là 5,6% giai đoạn 2024-2026. Kết quả này có được nhờ hoạt động kinh tế tăng trong tất cả các lĩnh vực, dựa trên cam kết của chính quyền về ổn định kinh tế vĩ mô.
Là một nền kinh tế tự do, Gambia mở cửa cho lĩnh vực ngoại thương, chiếm khoảng 45% GDP. Trong buôn bán quốc tế, Gambia thường nhập siêu với giá trị lớn. Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 83,3 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu lên tới 2,38 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu của Gambia chủ yếu là máy móc, xi măng, dầu thực vật, quả hạch, vải dệt và cá. Những mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu lửa, tàu thuyền, xe ô tô, ngũ cốc, xi măng, đường và thực phẩm. Những khách hàng lớn nhất gồm Senegal, Mali, Guinee Bissau, Ấn Độ và Trung Quốc. Các nước cung cấp hàng hóa cho Gambia gồm Na Uy, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Togo. Hoạt động tái xuất cũng chiếm một phần quan trọng trong ngoại thương nước này nhờ việc Gambia có các cảng biển và chính sách thương mại khá hiệu quả.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Gambia còn khiêm tốn. Theo ITC, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 420.000 USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 839.000 USD. Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng chính gồm phân NPK, hạt tiêu, rau quả, gạo... và nhập khẩu chủ yếu là hạt điều thô, thức ăn gia súc và nguyên liệu, dầu mỡ động thực vật...
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: