• Click để copy

Tinh hoa văn hóa dân tộc hội tụ tại "ngôi nhà chung"

Trong khuôn khổ Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, đông đảo nhân dân và du khách đã có dịp trải nghiệm những tập tục, sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.

Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Sau khi lúa, bắp đã chất đầy trong nhà, người Raglai (Ninh Thuận) từ khắp các buôn làng tụ họp tại nhà của người có uy tín trong tộc để phân công nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức Lễ hội ăn mừng đầu lúa mới.
Nam giới khỏe mạnh đảm nhận việc lên núi săn bắt; một nhóm khác chặt tre, gỗ để dựng nhà sàn tạm. Phụ nữ lên rẫy, vào rừng thu hái rau, củ, quả để chế biến món ăn, chuẩn bị rượu cần. Các lễ vật không thể thiếu trong lễ hội, gồm: Cây nêu, rượu cần, gà, heo, cá rừng, cua đá, bắp, muối, chuối, trầu cau... Sau nghi thức làm lễ, những chàng trai, cô gái Raglai vừa đánh trống, đánh chiêng, vừa nhảy múa vòng quanh nhà sàn, trong khi mọi người quây quần bên ché rượu cần.

Dù trích đoạn Lễ hội ăn mừng đầu lúa mới được các nghệ nhân người dân tộc Raglai thể hiện trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 chưa diễn tả hết những nét đặc sắc của lễ hội, song đã góp phần giúp du khách hiểu hơn về nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc Raglai. Với người Raglai, Lễ hội ăn mừng đầu lúa mới là một phong tục truyền thống lâu đời, không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với thần linh mà còn mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng.

Nghệ nhân Bà Rá Thừa đến từ đoàn nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Đoàn Ninh Thuận tham dự ngày hội với 15 thành viên. Chúng tôi rất vui mừng khi được giới thiệu Lễ hội ăn mừng đầu lúa mới đến với đông đảo nhân dân và du khách”.

Tinh hoa văn hóa dân tộc hội tụ tại "ngôi nhà chung"
 Giới thiệu chiêng Mường tại Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025. 

Suốt một năm qua, ngoài việc kinh doanh dịch vụ homestay tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang), vợ chồng anh Sình Nỉ Gai và chị Vàng Thị Xuyến còn tranh thủ thêu trang phục truyền thống của người Lô Lô để giới thiệu tại Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025.

Theo anh Sình Nỉ Gai, để hoàn thành một bộ trang phục truyền thống, vợ chồng anh tốn khá nhiều công sức. Trang phục truyền thống không chỉ làm nổi bật tinh hoa văn hóa mà còn thể hiện tâm hồn và cốt cách của người Lô Lô sinh sống trên cao nguyên đá hàng trăm năm nay.

Kể từ năm 2016, gia đình 7 người của bà Lâm Thị Hương (Sóc Trăng) đã chuyển đến sống tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ngoài việc được tạo điều kiện về chỗ ở, thu nhập, gia đình bà Lâm Thị Hương còn có cơ hội quảng bá nét văn hóa đặc sắc của người Khmer tới du khách trong và ngoài nước.

“Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc, được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Vì vậy, chúng tôi luôn tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Những năm qua, nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bà con dân tộc thiểu số được hỗ trợ về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đặc biệt là trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống”, bà Lâm Thị Hương chia sẻ.

Để chủ thể tự giới thiệu về văn hóa dân tộc

Đến với Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025, người dân, du khách được hòa mình vào không gian đậm đà bản sắc để cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, như: Nghi thức mở cửa tháp của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận; Lễ hội khai hạ và giới thiệu, trình diễn lịch tre-di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình; Lễ hội ăn mừng đầu lúa mới của người Raglai...

Từ những hoạt động cụ thể này, mỗi người dân, du khách sẽ cảm nhận được sức mạnh của truyền thống, sự đa dạng, phong phú của văn hóa dân tộc, từ đó phát huy tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa trong quá trình phát triển đất nước.

Đồng chí Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: “Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh, giới thiệu những nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng, phong tục của các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước, góp phần thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời mở ra một không gian giao lưu đậm đà bản sắc để các chủ thể tự giới thiệu về văn hóa của dân tộc mình, theo đúng quan điểm của Đảng ta: Nhân dân là chủ thể sáng tạo”.

Những năm qua, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã phát huy vai trò, sứ mệnh là "ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Năm 2024, nơi đây đón khoảng 450.000 lượt du khách, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc.

Theo đồng chí Trịnh Ngọc Chung, Quyền Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, năm 2025, Làng sẽ đẩy mạnh công tác đón tiếp khách tham quan; xây dựng chương trình tham quan, trải nghiệm có chiều sâu gắn với đặc trưng văn hóa của từng dân tộc phục vụ khách tham quan. Trong đó, chú trọng đối tượng học sinh với chủ đề “Khám phá sắc màu văn hóa dân tộc” và gắn trải nghiệm với giáo dục, kỹ năng sống; phấn đấu năm 2025 đón 500.000 lượt du khách.

Bài và ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Tin mới

Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.

Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu

Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).

Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ

Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.

Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD

Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.