Tổ yến thô sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Tổ yến thô sẽ được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Đây là thông tin được công bố tại Hội nghị triển khai Nghị định thư (năm 2024) về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc, do Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường - NN&MT) tổ chức sáng 8-5 tại Hà Nội.
Trước đó, sản phẩm tổ yến sạch, sản phẩm được chế biến từ tổ yến (chưa có tổ yến thô) của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã chính thức được ký kết giữa Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trước đây (nay là Bộ NN&MT - Nghị định thư 2022).
Đây là một thành công lớn, mở ra thị trường vô cùng tiềm năng cho ngành yến Việt Nam.
![]() |
Quang cảnh hội nghị. |
Nhằm mở rộng loại sản phẩm tổ yến xuất khẩu, ngay sau khi ký Nghị định thư 2022, Bộ NN&PTNT trước đây (nay là Bộ NN&MT) đã tiếp tục đàm phán với cơ quan chức năng của bạn để xuất khẩu tổ yến thô sang Trung Quốc. Nghị định thư xuất khẩu tổ yến vào ngày 15-4-2025 (gọi tắt là Nghị định thư 2025 - bao gồm cả tổ yến sạch và tổ yến thô và sẽ thay thế cho Nghị định thư ký năm 2022).
Theo ông Đỗ Văn Hoan, Phó trưởng phòng Giống vật nuôi, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ NN&MT), hiện nay, cả nước có 40/63 tỉnh, thành phố có nhà nuôi chim yến, với tổng số nhà yến hiện khoảng 29.320. Những địa phương có số lượng nhà yến tăng nhanh nhất là Kiên Giang, Khánh Hòa và Đắk Lắk.
Hiện, tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất là Kiên Giang (2.981 nhà yến, giảm so với 2.995 nhà yến năm 2022), tiếp đến là Tiền Giang (1.732 nhà yến), Đắk Lắk (1.725 nhà yến), sau đến Bình Thuận (1.680 nhà yến).
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nhà nuôi yến nhất cả nước với 12.657 nhà yến, chiếm 43,17%. Tiếp đến là vùng Nam Trung Bộ với 6.747 nhà yến, chiếm 23,01%; vùng Đông Nam Bộ với 5.485 nhà yến, chiếm 18,71%. Vùng Tây Nguyên với 4.114 nhà yến, chiếm 14,03%. Các tỉnh phía Bắc với 289 nhà yến, chiếm 1,09%, vùng các tỉnh phía Bắc do khí hậu lạnh về mùa đông, nên không phù hợp cho yến.
Sản lượng tổ yến năm 2024 ước đạt 270 tấn (tăng 8% so với năm 2023). Kế hoạch đặt ra trong Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, sản lượng tổ yến dự kiến đạt 350-400 tấn/năm.
![]() |
Tổ yến thô chưa sơ chế. |
Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y cho rằng, việc triển khai nghị định thư này là rất quan trọng. Ngành hàng yến là sản vật quý hiếm - tinh hoa của ngành chăn nuôi Việt Nam, do được thiên nhiên ưu đãi. Tổ yến là sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, doanh nghiệp trong việc dẫn dụ (chăn nuôi) yến, sơ chế, chế biến sản phẩm từ tổ yến. Đây là ngành hàng xuất khẩu tiềm năng "tỷ đô" của Việt Nam.
Để xây dựng phát triển bền vững ngành hàng có giá trị kinh tế này, chúng ta cần tổ chức lại sản xuất, từ dẫn dụ (chăn nuôi) yến đến sơ chế, chế biến sản phẩm tổ yến một cách căn cơ, bài bản, bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, góp phần xây dựng thương hiệu, uy tín của sản phẩm tổ yến Việt Nam trên thị trường.
Tin, ảnh: NGUYỄN KIỂM
Tin mới
Hà Nội: Thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Công Thương (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Thành phố) chủ trì 01 Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng trên địa bàn.
Kon Tum: Tăng cường quản lý, tuyên truyền pháp luật về kinh doanh thực phẩm tại khu vực biên giới
Nhằm nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm, đồng thời thu thập, nắm bắt thông tin về các mặt hàng là thực phẩm vi phạm do các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý gần đây, Đội Quản lý thị trường số 3 đã tăng cường công tác quản lý địa bàn trên các huyện biên giới của tỉnh Kon Tum thuộc phạm vi quản lý bao gồm huyện Ngọc Hồi, huyện ĐăkGlei, huyện Sa Thầy và huyện IaH’drai.
Công bố các Quyết định về công tác cán bộ của Chi cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Ngày 07/5/2025, Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ công bố các Quyết định về công tác cán bộ của Chi cục QLTT tỉnh Hậu Giang.
Thanh Hoá: Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thảo, tại Hoằng Giang, huyện Nông Cống về hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Phát hiện, thu giữ lô hàng nhập lậu trên quốc lộ 1A qua Chi Lăng, Lạng Sơn
Chiều 7/5/2025, tại Km 63+100 quốc lộ 1A (thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn), Tổ công tác Đội QLTT số 4 phối hợp với Trạm kiểm soát giao thông Tùng Diễn – Công an tỉnh Lạng Sơn kiểm tra xe ô tô khách BKS 29B-141.19 do ông Trần Đình Thơi (SN 1976, trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) điều khiển, đang lưu thông theo hướng Lạng Sơn – Hà Nội.
Bắc Giang: Phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm có dấu hiệu giả mạo xuất xứ
Ngày 29/4/2025, Đội Quản lý thị trường số 3 - Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Thành, tổ dân phố Đông Lý, phường Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.