• Click để copy

Tổng cục Quản lý thị trường ký thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam

Ngày 9/10/2023, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong việc phối hợp trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tham dự Lễ ký quy chế phối hợp về phía Tổng cục QLTT có đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT; các đồng chí lãnh đạo đơn vị: Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài Chính, Vụ Thanh tra kiểm tra, Cục Nghiệp vụ QLTT và Văn phòng Tổng cục.

Về phía Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) có ông Koji Sugita, Chủ tịch Hiệp hội, đại diện các thành viên của VAMM gồm YAMAHA, SYM và PIAGIO…

Tổng cục Quản lý thị trường ký thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam

Đây là thỏa thuận tiếp theo được Tổng cục QLTT thực hiện với các Hiệp hội, ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp nhằm nối dài cánh tay của lực lượng QLTT trong cuộc chiến với vấn nạn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ…, bảo vệ thương hiệu, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ ký kết, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh: Chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là cuộc chiến lâu dài, bền bỉ và chưa thấy hồi kết, khi mà hiện nay vấn nạn này càng trở nên nhức nhối. Thời gian qua, Tổng cục QLTT đã liên tục thực hiện các đợt tổng tấn công, đánh vào tận hang ổ, xào huyệt, truy quét, thu giữ nhiều triệu sản phẩm vi phạm thuộc nhiều lĩnh vực, ngành hàng, trong đó có mặt hàng xe máy và phụ tùng xe gắn máy…

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh phát biểu tại lễ ký kết

Theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến của người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển trong đó có Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2022, số lượng xe máy bán ra tại thị trường Việt Nam đã lên đến con số hơn 3 triệu xe đã cho thấy, trong tương lai, xe máy vẫn tiếp tục là phương tiện chủ đạo, phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với tốc độ tăng trưởng của thị trường là vấn nạn hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi, việc bảo đảm các yêu cầu về mặt chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ an toàn của xe máy cũng trở nên cấp thiết. Tình trạng phụ tùng xe máy bị giả mạo nhãn hiệu tại Việt Nam cũng cũng trở nên phổ biến. Cùng với đó đó, hiện tượng nhập linh kiện, nguyên liệu, sản phẩm hoàn chỉnh vào Việt Nam sau đó chế biến, lắp ráp, sang chiết, bao gói thành các sản phẩm giả nhãn hiệu nổi tiếng trong nước và nước ngoài để đưa ra thị trường tiêu thụ cũng là một thách thức đối với các cơ quan chức năng.

Theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, những dòng xe nhái, giả nhãn hiệu có đặc biểm giá thành thấp nhưng không có các tiêu chuẩn hợp quy do Cục Đăng kiểm cấp nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng khi lưu hành và gây mất an toàn giao thông. Thực tế, tại nhiều địa phương trên cả nước đã xảy ra nhiều trường hợp tai nạn giao thông do phụ tùng nhái, giả, không bảo đảm chất lượng an toàn, dẫn đến cháy nổ xe máy, xe gãy trục, nổ lốp… gây tổn thất lớn cho sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng. Bản thân các nhà sản xuất chính hãng cũng thiệt hại, giảm sút thị phần và lợi nhuận kinh doanh cũng như uy tín. “Điều này một lần cho thấy việc chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đối với mặt hàng xe máy trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, nhằm bảo vệ an toàn, tính mạng cho người tiêu dùng”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Thời gian qua, Tổng cục QLTT đã và đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp như công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường phối hợp, kiểm tra kiểm soát thị trường. Đặc biệt, Tổng cục QLTT đã ban hành và tập trung triển khai Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT về Kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã bước đầu mang lại nhiều thành công, nhiều sự vụ lớn đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Đáng lưu ý, kể từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng QLTT đã kiểm tra và xử lý 384 vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính lên đến hơn 200.000 USD. Các hành vi chủ yếu là vi phạm kinh doanh, tàng trữ hàng hóa giả mạo, trưng bày để bán tem mang nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu HONDA và YAMAHA đang được bảo hộ tại việt Nam.

Từ kết quả đã đạt được trong những đợt truy quét vừa qua, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh một lần nữa nhấn mạnh, muốn đẩy lùi nạn hàng giả cần tập trung vào 3 điểm chính. Thứ nhất, về mặt thể chế, chế tài. Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, tăng cường công tác vận động bởi hàng giả hiện nay ở cả hai chiều cung và cầu. Thứ 3, đẩy mạnh công tác thông tin. Từ đó, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh mong muốn thông qua thỏa thuận hợp tác này hai bên sẽ hiện thực hoá bằng những hoạt động cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm liên quan đến mặt hàng xe máy và phụ tùng xe gắn máy.

Ông Koji Sugita – Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) bày tỏ sự tin tưởng vào chương trình hợp tác hai bên.

Phát biểu lễ ký kết, ông Koji Sugita – Chủ tịch VAMM bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Tổng cục QLTT, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng biên bản ghi nhớ hợp tác sẽ là tiền đề quan trọng để hai bên phối hợp, hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong cuộc chiến với vấn nạn hàng giả, hàng nhái mặt hàng xe máy và phụ tùng xe gắn máy, nhằm góp phần lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Theo ông Koji Sugita, thời gian qua, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp. Các loại phụ tùng giả mạo, không rõ nguồn gốc đã trà trộn vào phụ tùng có nguồn gốc xuất xứ để bán ra thị trường. Đối tượng, phương thức vi phạm cũng đa dạng và có sự chuyển biến từ phương thức truyền thống sang thương mại điện tử, gây khó khăn cho các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường. Sự xuất hiện của hàng giả không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng. Do vậy, việc ngăn chặn vấn nạn này cần có sự chung tay của các cơ quan chức năng đặc biệt là lực lượng QLTT. “Đây là cuộc chiến cam go, nguy hiểm nên chúng tôi rất cảm kích trước sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời và hiệu quả của lực lượng QLTT”, ông Koji Sugita bày tỏ.

Ông Koji Sugita hy vọng sau lễ ký kết, hai bên sẽ lên chương trình, kế hoạch chi tiết nhằm cụ thể hoá các mục tiêu theo nội dung bản thoả thuận để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình thực thi.

Sau lễ ký kết, hai bên sẽ lên chương trình, kế hoạch chi tiết nhằm cụ thể hoá các mục tiêu theo nội dung bản thoả thuận để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình thực thi.

Theo thỏa thuận, hai bên cùng tiến hành hợp tác để tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý các hành vi sản xuất, tàng trữ, trưng bày, vận chuyển, buôn bán hàng hóa là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các thành viên của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam theo đúng quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Bên cạnh đó, hai bên cùng phối hợp thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả thông qua việc áp dụng các biện pháp, bao gồm: Kiểm soát thị trường đối với hàng hóa được sản xuất, tàng trữ, trưng bày, vận chuyển, buôn bán có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp thành viên của VAMM; Kiểm tra, thu giữ hàng hóa và xử lý theo quy định pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất, tàng trữ, trưng bày, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp thành viên của VAMM; Xử lý hàng hóa (bao gồm các biện pháp loại bỏ yếu tố xâm phạm, tiêu hủy hàng hóa) là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các yêu cầu quản lý về môi trường trong quá trình tiêu hủy; Trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến công tác đấu tranh chống hàng giả, thực thi quyền sở hữu trí tuệ; Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của lực lượng Quản lý thị trường toàn quốc và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp thành viên của VAMM…

Lan Thanh
Tổng cục QLTT
Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.

Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.

Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”

Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: