Trị bệnh lãng phí
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí, bởi lãng phí cùng với tham nhũng là nguyên nhân gây suy giảm nguồn lực con người, tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên; tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Từ đó làm giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình cho phát triển kinh tế xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.
Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới; công tác phòng chống lãng phí đang trở nên khẩn trương, cấp bách; cùng với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được xem là “căn bệnh” nan y cần phải có phương thuốc điều trị.
Trong bài viết mới đây, Tổng bí thư Tô Lâm chỉ rõ một số những cái dạng thức của lãng phí đang nổi lên hiện nay như: Chất lượng xây dựng hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn cản trở trong việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực; lãng phí thời gian công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ trực tuyến chưa thuận tiện, thông suốt; lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, đất nước, do bộ máy có nơi có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm do năng suất lao động thấp; lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công quản lý sử dụng chưa hiệu quả…
![]() |
Ảnh minh họa/nhandan.vn |
Thực tiễn cho thấy, lãng phí rất phổ biến chỗ nào cũng có; có những biểu hiện của lãng phí có thể dễ dàng nhận thấy “hữu hình”, nhưng có những biểu hiện lãng phí “vô hình” rất khó phát hiện ra, nhưng vì lợi ích cá nhân trong đó và đổi lại là thành tích cá nhân nên họ vẫn thực hiện. Tham nhũng chủ yếu trong bộ máy Nhà nước, còn lãng phí có thể có trong toàn xã hội, nó tạo ra rào cản, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước và làm mất tiền mất bạc phá hoại tài nguyên thiên nhiên và suy giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Phải gắn đồng bộ phòng chống tham nhũng với lãng phí, nhưng phải mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Cần thống nhất nhận thức trong đấu tranh phòng, chống lãng phí, xem đây là cuộc chiến chống giặc nội xâm đầy cam go, phức tạp và xem đó là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để xây dựng Đảng ta vững mạnh là đạo đức, là văn minh. Tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công; tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo cho nhân dân và phát triển đất nước. Xây dựng văn hóa phòng chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm chống lãng phí trở thành tự giác tự nguyện như cơm ăn nước uống hàng ngày.
Đất nước ta đang đứng trước cơ hội lịch sử bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; cần phải gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho cuộc sống của Nhân dân làm giàu cho đất nước, vậy nên công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai đồng bộ, quyết liệt với những giải pháp hữu hiệu; qua đó, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành hành động tự nguyện tự giác của mỗi cán bộ đảng viên cũng như người dân, nó trở thành văn hóa ứng xử trong kỷ nguyên mới.
Đại tá, TS TRỊNH XUÂN NGỌC, Viện Khoa học xã hội nhân văn, Học viện Chính trị
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
Sáng 17-7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn quốc gia (số 5, Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu.
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 110/CĐ-TTg ngày 17-7-2025 về việc tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV
Chiều 16-7, tại Nhà Quốc hội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự đại hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng 8,3-8,5% không phải là mục tiêu bất khả thi
Kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, được tổ chức trực tuyến toàn quốc từ Chính phủ tới các tỉnh, thành phố, xã, phường vào sáng 16-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng đạt 8,3-8,5% có nhiều thách thức, nhưng không phải là mục tiêu bất khả thi, không thể không làm.
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.