Trình Quốc hội chương trình phát triển văn hóa 256.000 tỷ đồng
Sáng 3/6, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét đề xuất chi 256.000 tỷ đồng đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết nguồn lực thực hiện Chương trình trong 5 năm đầu là 122.250 tỷ đồng; 5 năm sau là 134.000 tỷ đồng.
Ở giai đoạn đầu, 77.000 tỷ lấy từ ngân sách Trung ương. Trong đó, số chi cho đầu tư phát triển là 50.000 tỷ và 27.000 tỷ vốn sự nghiệp. Vốn ngân sách địa phương dành cho chương trình khoảng 30.250 tỷ đồng với 18.000 tỷ chi cho đầu tư phát triển và 12.250 tỷ vốn sự nghiệp. Bộ Văn hóa cũng dự tính huy động xã hội hóa khoảng 15.000 tỷ đồng.
Chương trình gồm 7 mục tiêu tổng quát là: xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam; nâng cao đời sống tinh thần, thụ hưởng văn hóa của nhân dân; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho phát triển văn hóa.
Chương trình cũng hướng đến xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành về văn hóa; phát huy tính đại chúng, khoa học của văn hóa; nâng cao vị thế của đất nước và hội nhập quốc tế về văn hóa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt ra 9 mục tiêu đến năm 2030. Cụ thể: các cơ quan xây dựng và ban hành các bộ quy tắc ứng xử về môi trường văn hóa; 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa Thể thao đạt chuẩn. Các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước. 80% công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn. Hàng năm, ít nhất 5 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa nghệ thuật có sự tham gia của Việt Nam.
Bộ cũng đề ra 9 nhóm mục tiêu đến năm 2035. Đó là 90% địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, bình đẳng giới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã. 100% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 80% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo. Ngành công nghiệp văn hóa phấn đấu đóng góp 8% vào GDP của cả nước; có mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7%. Thư viện số quốc gia được hoàn thiện, tích hợp thư viện thông minh, kết nối dữ liệu với các thư viện tại Việt Nam và quốc tế.
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 sẽ được Quốc hội thảo luận ở tổ vào ngày 6/6 và thảo luận hội trường ngày 20/6, trước khi xem xét thông qua tại kỳ họp 8 (cuối năm).
Ngày 3/6, Quốc hội cũng thảo luận dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Đại biểu nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Công đoàn sửa đổi.
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
Sáng 17-7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn quốc gia (số 5, Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu.
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 110/CĐ-TTg ngày 17-7-2025 về việc tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV
Chiều 16-7, tại Nhà Quốc hội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự đại hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng 8,3-8,5% không phải là mục tiêu bất khả thi
Kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, được tổ chức trực tuyến toàn quốc từ Chính phủ tới các tỉnh, thành phố, xã, phường vào sáng 16-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng đạt 8,3-8,5% có nhiều thách thức, nhưng không phải là mục tiêu bất khả thi, không thể không làm.
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.