Trường THPT Sơn Tây: Hướng đến những thành tích mới
Cách thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) khoảng 2km, Trường THPT Sơn Tây là ngôi trường có bề dày truyền thống dạy tốt, học tốt. Kỷ niệm 65 năm thành lập trường (1959-2024), chúng tôi có cuộc trò chuyện với cô giáo Phạm Thị Huyền, Phó hiệu trưởng phụ trách về định hướng phát triển của nhà trường.
Phóng viên (PV): Với bề dày lịch sử 65 năm, bà có thể chia sẻ đôi nét về chặng đường đầy tự hào đã qua của Trường THPT Sơn Tây?
Cô giáo Phạm Thị Huyền: Trường THPT Sơn Tây được thành lập năm 1959, mang tên Trường cấp III Sơn Tây, là ngôi trường phổ thông cấp III đầu tiên của tỉnh Sơn Tây (bao gồm thị xã Sơn Tây và các huyện lân cận ngày nay). Trường ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền lợi học tập của con em nhân dân khu vực phía Tây TP Hà Nội.
![]() |
Cô giáo Phạm Thị Huyền. |
65 năm xây dựng và phát triển, từ mái trường tranh tre nứa lá với 6 lớp học, hơn 200 học sinh, 16 giáo viên, đến năm học 2023-2024, trường đã có 45 lớp, gần 1.800 học sinh; hơn 120 giáo viên, trong đó có nhiều giáo viên giỏi; cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Qua thời gian, trường luôn là cơ sở giáo dục tin cậy của các phụ huynh và học sinh. 10 năm qua, nhà trường liên tục có học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia; có năm có học sinh đoạt giải quốc tế khoa học trẻ, được tham gia kỳ thi chọn đội tuyển dự thi Olympic quốc tế môn Vật lý. Nhà trường đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba...
PV: Là một trong 4 trường THPT của TP Hà Nội có hệ chuyên, việc giáo dục mũi nhọn của trường được thực hiện như thế nào, thưa bà?
Cô giáo Phạm Thị Huyền: Trong quá trình tổ chức dạy học, Trường THPT Sơn Tây được áp dụng nhiều mô hình giảng dạy, từ mô hình trường THPT đến trường có hệ chuyên, bán công trong trường THPT... Từ năm 2004, các lớp chuyên được tái thành lập trong Trường THPT Sơn Tây. Đến nay, trường có đủ 9 lớp chuyên và số học sinh chuyên nhiều hơn hệ phổ thông. Chất lượng các lớp chuyên ngày càng được nâng cao, đóng góp vào sự phát triển về chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng cũng như chất lượng giáo dục của khu vực nói chung. Hiện tại, nhà trường có 68 cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ thạc sĩ; 2 giáo viên có trình độ tiến sĩ; 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ, tin học theo đúng yêu cầu đối với giáo viên THPT hạng II, hạng III.
PV: Trường THPT Sơn Tây làm thế nào để cùng lúc bồi dưỡng học sinh hệ chuyên và thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh của Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
Cô giáo Phạm Thị Huyền: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hiện nay, trường thực hiện hai mục tiêu, gồm: Đào tạo, bồi dưỡng mũi nhọn để phát triển năng khiếu của học sinh chuyên thuộc các bộ môn nhưng vẫn bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 về phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Để bảo đảm thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ này, chất lượng dạy và học của nhà trường đã được nâng lên qua từng năm. Học sinh của trường luôn được chú trọng nâng cao năng lực toàn diện về thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng... Hiện nay, trường có 11 câu lạc bộ của học sinh ở các lĩnh vực như truyền thông, tiếng Anh, STEM, kỹ năng sống, bóng chuyền...
![]() |
Một tiết mục văn nghệ của học sinh Trường THPT Sơn Tây. Ảnh: PHẠM MINH |
PV: Để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới, nhà trường có đề xuất gì?
Cô giáo Phạm Thị Huyền: Trong những năm qua, Trường THPT Sơn Tây hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ của một trường THPT chuyên. Những kết quả đạt được của trường đã góp phần tạo nên thành tích của ngành giáo dục Thủ đô. Song, Trường THPT Sơn Tây vẫn là một trường THPT có lớp chuyên. Bởi vậy, nhà trường không được hưởng những chính sách đầu tư; các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; những chính sách ưu đãi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh như các trường THPT chuyên. Điều đó không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh nhà trường mà còn không phát huy được các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài cho Thủ đô và đất nước. Hy vọng rằng, Trường THPT Sơn Tây sẽ sớm trở thành trường chuyên, góp phần thúc đẩy hơn nữa giáo dục mũi nhọn ở khu vực phía Tây Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô trong tương lai.
PV: Trân trọng cảm ơn cô giáo!
THANH BÌNH (thực hiện)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.