• Click để copy

Tự gây thương tích cho bản thân vì stress

Thời gian gần đây tình trạng trẻ do stress đã tự gây thương tích nhập viện có xu hướng gia tăng. Hành vi tự gây thương tích ở trẻ vị thành niên có thể phòng ngừa được nhờ sự quan tâm của gia đình.

Chiều 10-3, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ về hành vi tự gây thương tích ở trẻ vị thành niên, phương thức ứng phó với stress.

Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Việt Hà, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết vừa điều trị cho một bệnh nhân T. 15 tuổi, đang học lớp 10 tự rạch tay bằng dao lam, nghĩ đến việc tự sát. Được biết, T là con thứ 2 trong gia đình thường xuyên xảy ra xung đột. Cha mẹ em nhiều lần cãi vã và xảy ra bạo lực gia đình. T chứng kiến cha đánh mẹ nhiều lần, điều mà em mô tả là "những ký ức không bao giờ quên”. Cuộc sống gia đình của T thiếu sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Trên lớp T thường bị bạn cùng lớp trêu chọc vì "nhút nhát" và "lầm lì", dẫn đến sự cô lập xã hội, không tham gia các hoạt động ngoại khóa và thường xuyên tránh giao tiếp.

Tự gây thương tích cho bản thân vì stress
Các bác sĩ chia sẻ về hành vi tự gây thương tích ở trẻ vị thành niên. Ảnh: THẾ ANH  

Theo chia sẻ, T biết về tự rạch tay mình trên internet khi tham gia một số diễn đàn của các bạn thanh thiếu niên có những vấn đề về căng thẳng. Ban đầu T rất sợ việc tự dùng dao rạch tay mình, tuy nhiên em vẫn mua dao lam và để sẵn trong phòng. Hành vi bắt đầu sau khi T bị điểm kém trong kỳ thi giữa kỳ năm lớp 8 và bị mẹ mắng nặng lời.

T kể rằng cảm giác "thất bại" và "tức giận" dâng trào, khiến em căng thẳng không thể chịu đựng được nữa. T lấy chiếc dao lam đã chuẩn bị sẵn và không do dự, bắt đầu thử rạch lên cánh tay của mình. T không thấy đau, thậm chí lại thấy đỡ căng thẳng, nhẹ nhõm hơn. Từ đó, T rạch tay thường xuyên hơn, vết rạch cũng càng sâu hơn do cơ thể đã thích nghi với những cơn đau. Thậm chí, T đã nhiều lần nghĩ đến việc rạch sâu hơn để tìm đến cái chết.

Tự gây thương tích cho bản thân vì stress
Một bệnh nhân stress tự gây thương tích cho bản thân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trong một lần trốn trong nhà vệ sinh để rạch tay, T được bạn bè phát hiện và báo cho thầy cô giáo. T được đưa đến Viện Sức khỏe Tâm thần để thăm khám và vác bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán: Giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần có hành vi tự gây thương tích, ý tưởng tự sát. Bệnh nhân được theo dõi và điều trị tích cực tại Viện, gia đình T cũng được tư vấn về cách xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn, khuyến khích giao tiếp cởi mở và không phán xét.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến, hành vi tự gây thương tích cho bản thân là hành vi tự gây ra đau đớn hoặc tổn thương bề ngoài nhưng không nhằm mục đích gây ra cái chết. (NSSI) có thể gặp ở mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc. NSSI phổ biến nhất ở tuổi thanh thiếu niên đặc biệt là trong độ tuổi từ 12-15. Lứa này là giai đoạn dễ tổn thương do đang có nhiều sự thay đổi về tâm lý, sinh lý và não bộ. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể chịu ảnh hưởng những cảm xúc từ thời thơ ấu. Vì vậy, đây là lứa tuổi mà cha mẹ cần quan tâm nhiều nhất, cần chia sẻ và không quá tạo áp lực cho con.

HÀ VŨ

Tin mới

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.

Trường chuyên, lớp chọn và mục tiêu phát triển toàn diện
Trường chuyên, lớp chọn và mục tiêu phát triển toàn diện

Nhiều năm qua, mô hình trường chuyên, lớp chọn được coi là “vườn ươm” lý tưởng cho những học sinh giỏi, có năng lực nổi trội, kỳ vọng sẽ trở thành nhân tài trong tương lai. Tuy nhiên, cùng với sự chuyển mình của nền giáo dục toàn diện, mô hình này liệu có còn ưu việt hay đã đến lúc cần điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn?

Đổi tên 2 trường đại học
Đổi tên 2 trường đại học

Ngày 4-7-2025, Phó thủ tướng Lê Thành Long đã ký các Quyết định về việc đổi tên 2 trường đại học.

Hà Nội công bố điểm thi, điểm chuẩn xét tuyển lớp 10 không chuyên năm học 2025-2026
Hà Nội công bố điểm thi, điểm chuẩn xét tuyển lớp 10 không chuyên năm học 2025-2026

Tối 4-7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố kết quả thi vào lớp 10 của từng thí sinh và điểm chuẩn vào lớp 10 không chuyên của từng trường trung học phổ thông công lập năm học 2025-2026 trên địa bàn thành phố.

Bộ Ngoại giao khai trương 3 phần mềm chuyển đổi số trọng yếu
Bộ Ngoại giao khai trương 3 phần mềm chuyển đổi số trọng yếu

Ngày 4-7, Bộ Ngoại giao chính thức khai trương 3 hệ thống quan trọng: Cổng Thông tin điện tử Bộ Ngoại giao, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp Bộ (LGSP).