• Click để copy

Ứng phó với bão số 2: Chủ động từ sớm, từ xa nhằm hạn chế thiệt hại

Để đảm bảo an toàn về người và tài sản trong thời gian có gió mạnh, sóng lớn do bão số 2, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng đã ra thông báo đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, phà sông, phà biển, tuyến cáp treo Cát Hải - Phù Long; hoạt động du lịch, vui chơi giải trí tại khu vực biển, đảo từ 12 giờ ngày 22-7.

* Hải Phòng đình chỉ hoạt động vui chơi giải trí

Thông báo cũng nêu rõ, các đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục khẩn trương thông báo, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi trú tránh an toàn; kiên quyết ngăn chặn, không để tàu thuyền thủy sản, phương tiện đường thủy nội địa đã vào nơi trú tránh hoạt động trong thời gian có gió mạnh, sóng lớn.

Dự báo vị trí và đường đi của bão số 2.Dự báo vị trí và đường đi của bão số 2.

Chủ tịch UBND, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, quận, Thủ trưởng sở, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 2, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã yêu cầu các địa phương, đơn vị tuyệt đối không chủ quan, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện để chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả do bão, mưa lớn gây ra.

Cùng với đó tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện biện pháp phòng, chống bão, bảo vệ an toàn về người và tài sản; hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lớn để đảm bảo an toàn.

Các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; kiểm đếm, bằng mọi biện pháp thông báo cho chủ phương tiện đang hoạt động trên biển khẩn trương di chuyển về nơi trú tránh an toàn; quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền thủy sản, tàu du lịch, tàu vận tải; tổ chức neo đậu tàu thuyền; gia cố lồng bè thủy sản. Tuyệt đối không để người trên các tàu thuyền, lồng bè, chòi canh thủy sản khi có gió mạnh hoặc bão đổ bộ, đặc biệt là khách du lịch trên biển và các đảo; giữ liên lạc thường xuyên với chủ phương tiện xử lý kịp thời tình huống xấu có thể xảy ra

* Chủ động ứng phó theo “3 trước, 4 tại chỗ”

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 2 tại thành phố Móng Cái, nơi dự kiến cơn bão số 2 sẽ ảnh hưởng trực tiếp.

Theo đó, trước tình hình diễn biến bất thường của thời tiết, không chủ quan trước cơn bão số 2 (PRAPIROON), thành phố Móng Cái đã chủ động các biện pháp ứng phó theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ” (3 trước: Nhận diện, chủ động phòng, chống trước; chuẩn bị phương án, phương tiện vật tư trước; phát hiện, hành động, xử lý trước. 4 tại chỗ: Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và triển khai ngay các biện pháp chủ động nhằm ứng phó từ xa, từ sớm đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân. Cùng với việc chủ động bám và nắm chắc địa bàn, lãnh đạo thành phố Móng Cái đã trực tiếp phân công người nắm địa bàn, chỉ đạo các biện pháp ứng phó.

Móng Cái sẵn sàng các phương án, huy động cán bộ, chiến sĩ các lực lượng và phương tiện phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.

Đến thời điểm này, thành phố Móng Cái đã kêu gọi các phương tiện tàu, bè di dời vào các nơi tránh trú an toàn, các lồng, bè nuôi thủy sản đã được chằng chống, gia cố an toàn; rà soát các hộ dân đang sinh sống trong các phòng trọ để xây dựng phương án sơ tán đến nơi an toàn. Tất cả 21 công trình hồ đập hiện được đảm bảo an toàn trong công tác vận hành, tích trữ nước và thoát nước khu vực hạ du. Người dân đã được tuyên truyền để nắm bắt thông tin và chủ động phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền sẵn sàng các phương án.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Vũ Văn Diện yêu cầu, thành phố Móng Cái căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, hướng dẫn người dân, các đơn vị ứng phó bão, lũ. Thành phố khẩn trương rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, chủ động hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) đang hoạt động trên biển để tránh trú an toàn; thực hiện các biện pháp cấm biển từ 12 giờ trưa ngày 22-7-2024, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu. Địa phương rà soát đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch và du khách, các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.

Thành phố chủ động báo cáo và thực hiện lệnh cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch; cử người trực, canh gác 24/24 giờ thường xuyên tại các vị trí ngầm, tràn giao thông, kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân đi lại trong thời gian bão đổ bộ, mưa lớn để đảm bảo an toàn.

Địa phương có phương án huy động các phương tiện, thiết bị và lực lượng kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông do mưa lũ gây ra, đảm bảo giao thông thông suốt; rà soát, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao về ngập lụt, sạt lở, tổ chức các phương án di dời người ở tại các lán trại, nhà tạm dưới chân mái kè, vùng trũng, các công trình xây dựng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trên địa bàn trong mọi tình huống

* Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình đã có Công điện số 01/CĐ-BCH về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ nhằm hạn chế thiệt hại, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. 

Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, bằng mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Đồng thời, các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại; triển khai lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, sạt lở đất.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kim Sơn chủ động phối hợp với Bộ CHQS Bộ đội biên phòng tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức hướng dẫn tàu thuyền neo đậu, tránh trú, bảo vệ lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản; tùy theo diễn biến của bão chủ động cấm biển, di dân và đảm bảo an toàn cho người, tài sản. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thành phố chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, hỗ trợ sơ tán dân, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có tình huống thiên tai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, hạn chế thiệt hại đối với nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng; chủ động phương án tiêu úng, đảm bảo an toàn cho lúa mùa và hoa màu; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước thủy lợi.

Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông qua các ngầm, tràn, các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không đàm bảo an toàn; chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các điểm xung yếu để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Điện lực Ninh Bình đảm bảo an toàn lưới điện, cung cấp đủ điện phục vụ tiêu úng, sản xuất và sinh hoạt.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.