• Click để copy

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Unilever Việt Nam

Nhằm nắm bắt thông tin và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong công tác thực thi và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, hàng giả, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa có buổi làm việc với đại diện Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam,

Thương hiệu Unilever đã có mặt tại Việt Nam hơn 30 năm với các ngành hàng Chăm sóc Gia đình, Cá nhân, Sắc đẹp và Đời sống, cho đến ngành hàng Thực phẩm và Kem. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng hàng giả các nhãn hiệu của Unilever đang có chiều hướng gia tăng. Năm 2024, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 97 vụ xử lý; trong đó xử lý hình sự 7 vụ; 16 cơ sở sản xuất bị xử lý; 14 cơ sở buôn bán, vận chuyển và 67 cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ tại 28 tỉnh, thành phố bị xử lý; thu giữ tổng số 742,011 sản phẩm;  1,753 kiên kết vi phạm bị gỡ bỏ.

Theo Unilever Việt Nam: Hàng giả xâm nhập vào thị trường thông qua đường tiểu gạch hoặc được trộn lẫn với các sản phẩm khác trong quá trình nhập khẩu, qua mặt Hải quan và gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc phát hiện. Tình trạng trộn hàng hóa giả vào hàng thật; hàng giả có chất lượng bao bì tốt, khiến việc phân biệt hàng giả với hàng thật trở nên khó khăn, đặt ra thách thức cho các cơ quan thực thi khi điều tra nguồn gốc.  Vừa qua, các cuộc triệt phá nhà máy sản xuất hàng giả lớn chủ yếu nằm trong các khu công nghiệp cho thấy các đối tượng có quy mô lớn, ngày càng tinh vi trong việc che giấu các hoạt động làm hàng giả. 

Tại buổi làm việc ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết,  bên cạnh sự phát triển tích cực của nền kinh tế, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng trong hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử và trên thị trường vẫn còn diễn ra phổ biến. Để nâng cao hiệu quả trong đấu tranh, ngăn chặn các lực lượng chức năng tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin; xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về việc chấp hành các quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên, về phía các doanh nghiệp cần tiếp tục chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin, đồng hành cùng lực lượng thực thi kiểm tra, loại bỏ vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả sản phẩm của doanh nghiệp.

Mai Ka

Tin mới

Hà Nội: Thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng
Hà Nội: Thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Công Thương (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Thành phố) chủ trì 01 Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng trên địa bàn.

Kon Tum: Tăng cường quản lý, tuyên truyền pháp luật về kinh doanh thực phẩm tại khu vực biên giới
Kon Tum: Tăng cường quản lý, tuyên truyền pháp luật về kinh doanh thực phẩm tại khu vực biên giới

Nhằm nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm, đồng thời thu thập, nắm bắt thông tin về các mặt hàng là thực phẩm vi phạm do các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý gần đây, Đội Quản lý thị trường số 3 đã tăng cường công tác quản lý địa bàn trên các huyện biên giới của tỉnh Kon Tum thuộc phạm vi quản lý bao gồm huyện Ngọc Hồi, huyện ĐăkGlei, huyện Sa Thầy và huyện IaH’drai.

Công bố các Quyết định về công tác cán bộ của Chi cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Công bố các Quyết định về công tác cán bộ của Chi cục QLTT tỉnh Hậu Giang

Ngày 07/5/2025, Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ công bố các Quyết định về công tác cán bộ của Chi cục QLTT tỉnh Hậu Giang.

Thanh Hoá: Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thanh Hoá: Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thảo, tại Hoằng Giang, huyện Nông Cống về hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phát hiện, thu giữ lô hàng nhập lậu trên quốc lộ 1A qua Chi Lăng, Lạng Sơn
Phát hiện, thu giữ lô hàng nhập lậu trên quốc lộ 1A qua Chi Lăng, Lạng Sơn

Chiều 7/5/2025, tại Km 63+100 quốc lộ 1A (thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn), Tổ công tác Đội QLTT số 4 phối hợp với Trạm kiểm soát giao thông Tùng Diễn – Công an tỉnh Lạng Sơn kiểm tra xe ô tô khách BKS 29B-141.19 do ông Trần Đình Thơi (SN 1976, trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) điều khiển, đang lưu thông theo hướng Lạng Sơn – Hà Nội.

Bắc Giang: Phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm có dấu hiệu giả mạo xuất xứ
Bắc Giang: Phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm có dấu hiệu giả mạo xuất xứ

Ngày 29/4/2025, Đội Quản lý thị trường số 3 - Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Thành, tổ dân phố Đông Lý, phường Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.