Việt Nam chưa có thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch dùng cho cây ăn quả
Trước tình trạng trên thị trường bán nhiều loại thuốc nhúng trái cây chín đồng loạt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có văn bản khẳng định trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch dùng cho cây ăn quả.
Trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cử tri tỉnh Đắk Lắk đã phản ánh hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhúng trái cây chín đồng loạt đang được sử dụng, nhưng chưa được cấp phép sử dụng và hướng dẫn cụ thể nên người dân rất hoang mang khi sử dụng loại thuốc này. Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT có văn bản quy định cụ thể loại thuốc nào được dùng và loại nào không được dùng.
![]() |
Trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc nhúng ép trái cây chín không có trong danh mục được phép sử dụng (ảnh internet) |
Trả lời vấn đề này, Bộ NN&PTNT cho biết hiện nay, trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được ban hành kèm theo thông tư số 09/2023 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chưa có thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch dùng cho trái cây.
Văn bản của Bộ NN&PTNT cũng nêu rõ, để hướng dẫn việc sử dụng các loại thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch dùng cho cây ăn quả đúng quy định, Bộ đã chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật có văn bản hướng dẫn cũng như tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đăng ký các thuốc này vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng".
Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT cho biết sẽ tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đăng ký các loại thuốc bảo vệ thực vật bảo quản nông sản sau thu hoạch dùng cho cây ăn quả, để đưa vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Thực tế hiện nay, người dân vẫn sử dụng một số loại hóa chất trong việc thúc chín hoặc bảo quản trái cây tươi lâu. Tuy nhiên, vẫn chưa có hoạt chất nào được đưa vào danh mục cho phép sử dụng ở Việt Nam với mục đích trên.
Theo các cơ quan chức năng, trước đây việc bảo quản hay thúc chín các loại hoa quả thường được người dân dùng phương pháp truyền thống là đất đèn hoặc đốt hương. Tuy nhiên hiện nay, thuốc thúc chín được nhập lậu từ Trung Quốc bày bán khắp nơi, người dân dễ dàng mua với giá rất rẻ với giá từ 1.500-2.000 đồng/lọ…các loại thuốc này chưa được kiểm định chất lượng.
Tin mới
Chuyến công tác của Thủ tướng tới Brazil: Thành công trên nhiều phương diện
Lần thứ ba trong 3 năm liên tiếp và với hành trình bay hơn 25 giờ để đến nơi cách nhau nửa vòng Trái đất - đất nước của vũ điệu Samba, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil đã thành công tốt đẹp, để lại dấu ấn rõ nét và kết quả thực chất.
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và nhiệm vụ phát triển thị trường cho các tỉnh sau sáp nhập
Trước diễn biến tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và yêu cầu điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, đẩy nhanh thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng theo Chỉ thị 08.
Quảng Ninh: Phát hiện kho hàng hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành qua phần mềm Trung Quốc
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.
Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long
Ngày 9-7, đại diện Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị sẽ dừng việc tổ chức bắn pháo hoa ở mặt bến cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, không thu phí phụ thu xem pháo hoa ở các điểm kinh doanh dịch vụ lân cận và du khách tham quan vịnh Hạ Long vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hằng tuần.
Giá vàng chiều nay (9-7): Lao dốc
Giá vàng chiều nay (9-7) "lao dốc" cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn.
6 tháng đầu năm 2025: 7 nhóm mặt hàng xuất khẩu hơn 8 tỷ USD
6 tháng đầu năm 2025, có 7 mặt hàng xuất khẩu hơn 8 tỷ USD, chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 47,688 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 26,895 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 26,882 tỷ USD; hàng dệt, may đạt 18,669 tỷ USD.