• Click để copy

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Sáng 16-11 tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà lãnh đạo và trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Với chủ đề “Trao quyền. Bao trùm. Tăng trưởng”, Hội nghị khẳng định quyết tâm hiện thực hóa Tầm nhìn Putrajaya 2040 về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương cởi mở, năng động, tự cường và hòa bình, bảo đảm mọi người dân được tham gia và thụ hưởng từ tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm. Hội nghị cũng nhấn mạnh ưu tiên duy trì APEC là diễn đàn hợp tác năng động và tự cường, dựa trên các nguyên tắc cơ bản như tự nguyện, không ràng buộc và đồng thuận. 

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
 
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
 
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đón Chủ tịch nước Lương Cường đến dự hội nghị. 

Chia sẻ về tình hình kinh tế thế giới, Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh những dấu hiệu tích cực như lạm phát đang giảm, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế APEC cao hơn mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại, và thương mại hiện không còn là động lực tăng trưởng toàn cầu do nhiều nguyên nhân, trong đó có tình trạng phân mảnh và bảo hộ gia tăng. Trước tình tình đó, các nhà lãnh đạo APEC nhất trí tiếp tục xây dựng một môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, không phân biệt đối xử, minh bạch; ủng hộ các nỗ lực cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để ứng phó hiệu quả hơn các thách thức kinh tế và thương mại hiện nay. Các nhà lãnh đạo thống nhất đẩy mạnh hợp tác nâng cao sức chống chịu của các nền kinh tế APEC; chuyển đổi số trên toàn khu vực, phát triển hạ tầng số và kỹ năng số, tạo thuận lợi cho thương mại điện tử; ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu; đồng thời tạo thêm việc làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và các nhóm yếu thế, qua đó thu hẹp khoảng cách phát triển.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chỉ ra 3 nét tương phản lớn trong một bức tranh kinh tế thế giới hiện nay: Căng thẳng địa chính trị, bất ổn vĩ mô đang ảnh hưởng tăng trưởng toàn cầu, song châu Á - Thái Bình Dương vẫn là đầu tàu, động lực tăng trưởng của thế giới. Tình trạng bảo hộ, phân mảnh, phân cực gia tăng, song nhu cầu hợp tác, liên kết kinh tế vẫn rất mạnh mẽ. Khoảng cách phát triển và các vấn đề môi trường toàn cầu tiếp tục là những thách thức hàng đầu, tuy nhiên sự phát triển của các công nghệ đột phá, xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngày càng sâu rộng và toàn diện, đang mang đến nhiều giải pháp sáng tạo và cơ hội hợp tác.

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31. Ảnh: TTXVN 
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Chủ tịch nước Lương Cường với các lãnh đạo dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31. Ảnh: TTXVN

Để APEC tiếp tục đứng vững trước thách thức và nắm bắt hiệu quả các cơ hội, Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới: Một là, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Kiến tạo và duy trì các liên kết kinh tế thông suốt. Tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy tài chính, công nghệ, tri thức và lao động xuyên biên giới. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng có sức chống chịu cao, bền vững. Hai là, đẩy mạnh các chương trình hợp tác, sáng kiến về tăng trưởng bao trùm, công nghệ bao trùm. Lấy người dân làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ưu tiên các giải pháp thu hẹp khoảng cách số, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các công nghệ số và thành quả của đổi mới sáng tạo. Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng xanh, hạ tầng số, hợp tác chia sẻ ứng dụng công nghệ mới trong xử lý các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Ba là, không ngừng nâng cao năng lực thể chế và quản trị toàn cầu. Đẩy mạnh cải cách cơ cấu, hoàn thiện thể chế của APEC theo hướng tinh gọn, năng động, thích ứng, đón đầu, sẵn sàng kiến tạo các động lực tăng trưởng mới. Khuyến khích sự tham gia, đóng góp sâu rộng của doanh nghiệp và người dân - những chủ thể, mục tiêu và trung tâm của hợp tác APEC.

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Các lãnh đạo dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31 với chủ đề "Trao quyền. Bao trùm. Tăng trưởng". Ảnh: TTXVN 
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31. Ảnh: TTXVN 

Chủ tịch nước cũng khẳng định trong vai trò nước đăng cai APEC 2027 và thành viên Nhóm xây dựng chương trình cải cách cơ cấu mới của APEC giai đoạn 2026-2030, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng và tầm nhìn của hợp tác APEC.

Sau phần thảo luận, Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung các Nhà Lãnh đạo APEC cùng 2 sáng kiến dấu ấn của nước chủ nhà Peru, gồm Lộ trình thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức và toàn cầu, và Tuyên bố về cách nhìn mới về khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Các nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh Hàn Quốc đăng cai APEC 2025, Trung Quốc đăng cai APEC 2026 và Việt Nam đăng cai APEC 2027.

*Chủ tịch nước Lương Cường gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Ngày 16-11, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Ishiba Shigeru chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường được bầu giữ cương vị Chủ tịch nước; nhấn mạnh Việt Nam luôn là đối tác ưu tiên của Nhật Bản tại khu vực. Chủ tịch nước Lương Cường chúc mừng Thủ tướng Ishiba Shigeru được tín nhiệm bầu giữ cương vị Thủ tướng Nhật Bản; khẳng định Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác tin cậy, quan trọng và lâu dài; ủng hộ Nhật Bản đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
 
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
 
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Chủ tịch nước Lương Cường gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. 

Hai nhà lãnh đạo vui mừng trước việc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới giữa Việt Nam và Nhật Bản được triển khai cụ thể hóa một cách thực chất, hiệu quả.

Trao đổi về phương hướng hợp tác thời gian tới, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị hai bên tăng cường sự tin cậy chính trị, giao lưu, tiếp xúc cấp cao thường niên; thúc đẩy hợp tác quốc phòng-an ninh thực chất thông qua triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết. Chủ tịch nước cũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế - trụ cột chính của quan hệ hai nước; tiếp tục mở rộng hợp tác toàn diện sang các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hỗ trợ Việt Nam đào tạo kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn có trình độ đại học trở lên đến năm 2030. Khẳng định tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước là nền tảng thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, Chủ tịch nước đề nghị làm sâu sắc hơn nữa hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ quản lý cấp chiến lược, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương, du lịch.

Thủ tướng Ishiba Shigeru nhất trí với các ý kiến của Chủ tịch nước Lương Cường; khẳng định sẽ chỉ đạo sát sao các bộ, ngành để cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ mới. Chia sẻ đánh giá của Chủ tịch nước Lương Cường về tầm quan trọng của giao lưu giữa nhân dân hai nước, Thủ tướng Ishiba khẳng định Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc thuận lợi tại Nhật Bản. Thủ tướng Ishiba đặc biệt đánh giá cao cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản.

Cũng tại buổi tiếp, hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm nhằm đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới; tăng cường hợp tác tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, APEC, ASEAN, Mê Công.

*Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 16-11, (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Tại cuộc hội kiến, hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước đến nay, nhất là sau khi hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. 

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Hàn Quốc; đánh giá hai nước đã trở thành những đối tác tin cậy, hiệu quả, thực chất của nhau trên nhiều lĩnh vực về cả chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa và giao lưu nhân dân. Chủ tịch nước Lương Cường trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tổng thống Yoon Suk Yeol và lãnh đạo Hàn Quốc.

Tổng thống Yoon Suk Yeol chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới; khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc và Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hàn Quốc.

Trao đổi về phương hướng hợp tác thời gian tới, hai bên nhất trí duy trì thường xuyên hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp; kịp thời chia sẻ tình hình mỗi nước và trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm; tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, hướng tới hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 100 tỷ USD trong thời gian tới và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng. Hàn Quốc nhất trí ưu tiên hỗ trợ Việt Nam một số lĩnh vực trọng điểm gồm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng các Trung tâm nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn Hàn Quốc; cung cấp ODA quy mô lớn với các điều kiện ưu đãi đặc biệt để đầu tư các dự án lớn về hạ tầng chiến lược giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng.

Hai bên cũng nhất trí hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và tiếp tục ủng hộ ứng cử của nhau tại các cơ chế hợp tác đa phương và tổ chức quốc tế. Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Lương Cường trân trọng mời Tổng thống Yoon Suk Yeol sớm thăm lại Việt Nam. Về phần mình, Tổng thống Yoon Suk Yeol mời Chủ tịch nước Lương Cường thăm Hàn Quốc vào thời gian thích hợp. Hai bên nhất trí sẽ thu xếp các chuyến thăm qua đường ngoại giao.

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Lễ tiễn Chủ tịch nước Lương Cường tại sân bay Jorge Chávez ở Thủ đô Lima. Ảnh: TTXVN 
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Đại biểu tiễn Chủ tịch nước Lương Cường tại sân bay Jorge Chávez ở Thủ đô Lima. Ảnh: TTXVN 
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Chủ tịch nước Lương Cường tại sân bay Jorge Chávez ở Thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024. Ảnh: TTXVN 

* Chiều ngày 16-11, theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay quốc tế Jorge Chavez, Lima, lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 và thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru.

NGUYỄN ANH TUẤN (từ Lima, Peru)

Bài liên quan

Tin mới

Cận cảnh robot TBM khoan hầm của dự án metro Nhổn-ga Hà Nội
Cận cảnh robot TBM khoan hầm của dự án metro Nhổn-ga Hà Nội

Tính tới thời điểm hiện tại, robot TBM đã đào được 631m hầm thuộc dự án metro Nhổn-ga Hà Nội tại ga S9-Kim Mã với tiến độ tổng thể dự án đạt 80,3%, trong đó đoạn hầm ngầm đạt 50,27%.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Với mục tiêu phủ khắp chương trình dạy tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1, trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh triển khai tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Hơn 4.000 thí sinh đăng ký cuộc thi về Toán học quốc tế đầu tiên
Hơn 4.000 thí sinh đăng ký cuộc thi về Toán học quốc tế đầu tiên

Ngày 16-11, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ TP Hồ Chí Minh phối hợp đơn vị Tudy Vietnam tổ chức Cuộc thi Toán quốc tế Eye Level Math Olympiad (ELMO) 2024 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Hơn 1 triệu lượt người dân được chẩn đoán các bệnh mạn tính về phổi qua nền tảng AI
Hơn 1 triệu lượt người dân được chẩn đoán các bệnh mạn tính về phổi qua nền tảng AI

Ngày 16-11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam - Chương trình CAREME tổ chức tổng kết Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 - Thầy thuốc trẻ vì một Việt Nam khỏe mạnh.

Các trường hợp bị tạm dừng giao dịch từ ngày 1-1-2025 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Các trường hợp bị tạm dừng giao dịch từ ngày 1-1-2025 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Theo Thông tư số 17/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1-1-2025, tài khoản thanh toán sẽ bị tạm dừng giao dịch thanh toán, rút tiền khi giấy tờ tùy thân của khách hàng và người có liên quan hết hiệu lực hoặc hết thời hạn sử dụng.

Giá xăng dầu hôm nay (17-11): Tuần lao dốc
Giá xăng dầu hôm nay (17-11): Tuần lao dốc

Giá xăng dầu thế giới ghi nhận tuần lao dốc trong khoảng 4-5%. Giá xăng dầu trong nước đã cùng giảm.