Việt Nam trước cơ hội trở thành “con hổ châu Á”
Trong bối cảnh thế giới vừa trải qua đại dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chưa hạ nhiệt, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ sáu của Mỹ tính theo giá trị nhập khẩu năm 2022. Bước tiến ngoạn mục này là dấu mốc quan trọng đối với Việt Nam: Ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam không còn là dệt may mà là các sản phẩm công nghệ cao.
Mới đây, East Asia Forum đưa tin, đến cuối năm 2023, nhiều sản phẩm chủ lực của Tập đoàn công nghệ Mỹ Apple sẽ được lắp ráp tại Việt Nam. Thay vì cạnh tranh với danh hiệu “công xưởng thế giới” của Trung Quốc, Việt Nam đã định vị mình như một điểm đến sản xuất bổ sung cho Trung Quốc trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhờ vậy, Việt Nam đã gia tăng đáng kể thị phần xuất khẩu trong lĩnh vực công nghệ.
East Asia Forum nhận định, Việt Nam có môi trường chính trị-xã hội ổn định thông qua chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Đây là cơ sở quan trọng giúp các công ty fintech (công nghệ tài chính) giảm rủi ro, yên tâm đầu tư, kinh doanh, sản xuất. Thời gian qua, nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Intel (Mỹ), Samsung Electronics (Hàn Quốc), Huawei Technologies (Trung Quốc)... đã mở rộng các hoạt động sản xuất tại Việt Nam.
Việt Nam có tiềm năng trở thành nước xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao hàng đầu thế giới. Mặc dù hiện mới xếp ở vị trí thứ bảy thế giới nhưng “tốc độ tăng trưởng của nước này không có đối thủ”, East Asia Forum nhận định. Tờ báo dẫn chứng, hàng hóa công nghệ cao chiếm 42% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam năm 2020, so với con số 13% năm 2010. Năm 2022 và nửa đầu 2023, sản phẩm công nghệ cao tiếp tục dẫn đầu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các chính sách cởi mở của Chính phủ Việt Nam nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và mở cửa thương mại tự do được đánh giá rất tích cực, tạo ra nhiều đóng góp cho hệ thống thương mại toàn cầu.
Foxconn - nhà cung cấp linh kiện cho Apple - đã xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam (ảnh minh họa). Ảnh: Euronews |
Tuy nhiên, sự bứt phá nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ cao chưa đủ để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ gia nhập câu lạc bộ “những con hổ châu Á”. Hàn Quốc, Trung Quốc đã mất cả thập kỷ để vươn lên hàng đầu trong sản xuất công nghệ cao. Với Việt Nam, con số này có thể là 15 năm.
Trong khi xuất khẩu công nghệ cao của Việt Nam đang thúc đẩy tăng trưởng đất nước, vẫn còn sự phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam do các công ty nước ngoài chi phối và nắm giữ. Các doanh nghiệp nội địa chưa thực hiện hiệu quả chiến lược xây dựng nguồn nhân lực cũng như tăng năng suất lao động, sự lan tỏa công nghệ diễn ra chưa đủ nhanh, đó là những yếu tố làm chậm tốc độ phát triển sản xuất của Việt Nam. Song nếu tận dụng tốt dòng vốn FDI từ các công ty fintech, Việt Nam sẽ có thêm thời gian để giải quyết sự phụ thuộc này. Đơn cử, Chính phủ Việt Nam có thể khuyến khích Apple đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng như tăng cường quan hệ hợp tác đào tạo với các trường đại học và sinh viên Việt Nam, như Apple đã làm tại Trung Quốc.
Việt Nam có đủ các yếu tố để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới. Thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát Covid-19, cùng với vị thế nền kinh tế năng động hàng đầu châu Á trong thời kỳ đại dịch đã củng cố uy tín và danh tiếng của đất nước như một môi trường an toàn và thân thiện cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Cuộc đua trở thành “con hổ châu Á” tiếp theo của Việt Nam sẽ còn nhiều thách thức. Tuy nhiên, dường như các yếu tố cốt lõi của hệ sinh thái đổi mới đang bén rễ, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục bứt phá, nhất là trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á đã khẳng định thành công vị thế của một cường quốc xuất khẩu công nghệ cao.
HÀ PHƯƠNG
Tin mới
Luôn giương cao cờ Tổ quốc
Vở kịch nói “Vì Tổ quốc” do hai tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật là Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức viết chung, lấy bối cảnh mặt trận Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1967, được đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng dàn dựng truyền cảm hứng tới người xem về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024
Tối 12-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần I, năm 2024.
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.
Cà Mau: Công bố quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
Ngày 12-11, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố Quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại
Được đầu tư xây dựng và mới đưa vào hoạt động, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tạo sức hút lớn đối với khách tham quan. Công trình là một thiết chế văn hóa đa năng, tổng hợp, hiện đại, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Quân đội và quốc gia; phản ánh toàn diện, sâu sắc về di sản văn hóa quân sự Việt Nam qua các thời đại, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử quân sự cho bộ đội và nhân dân.
Đổi mới tư duy xây dựng thể chế, kiến tạo không gian mới phát triển
Ngày 12-11, tiếp tục Kỳ họp thứ tám, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.