Việt Nam xuất siêu hơn 2 tỷ USD sang Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm
Trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 5,37 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam cho thấy kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt gần 8,67 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 5,37 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong cơ cấu xuất khẩu, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu với kim ngạch đạt 1,15 tỷ USD, tăng mạnh 102%, chiếm 21,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ hai với kim ngạch 945 triệu USD, chiếm 17,5% tỷ trọng. Tiếp theo là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với kim ngạch đạt 507 triệu USD, chiếm 9,4% tỷ trọng.
Đáng chú ý, một số nhóm ngành xuất khẩu khác của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 cũng có mức tăng trưởng rất mạnh, điển hình như: hạt tiêu tăng 87,5% (đạt 38,5 triệu USD), sản phẩm từ chất dẻo tăng 75%, gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 65,7%, thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 57,2%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 56,6%, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 55,3%, cao su tăng 42,9%, sản phẩm gốm sứ tăng 27%, hạt điều tăng 25,5%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 16,6%.
Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ trong giai đoạn này chỉ đạt 3,3 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ chỉ chiếm tỷ trọng 1,55% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam ghi nhận xuất siêu 2,06 tỷ USD với Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng mạnh 101,8% so với cùng kỳ năm trước.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục giữ vai trò then chốt trong mối quan hệ song phương, với sự tăng trưởng bền vững suốt 26 năm qua. Kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia đã đạt mốc 15 tỷ USD vào năm 2022 từ mức chỉ khoảng 200 triệu USD vào năm 2000. Đưa Ấn Độ trở thành một trong tám đối tác thương mại chính của Việt Nam. Việt Nam cũng nằm trong nhóm bốn quốc gia ASEAN có quan hệ thương mại chặt chẽ nhất với Ấn Độ. Tại Nam Á, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này.
Cơ cấu hàng hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ được xem là có sự cân bằng và bổ sung lẫn nhau. Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu và thành phẩm thiết yếu cho Việt Nam, bao gồm sắt thép, hóa chất, dược phẩm, dệt may, thức ăn chăn nuôi, và thủy sản. Ngược lại, Việt Nam tập trung xuất khẩu các sản phẩm như máy tính cá nhân, điện thoại di động và linh kiện, sắt thép, hóa chất, gỗ và sản phẩm từ gỗ, giày dép, gia vị, cà phê, hồ tiêu... sang thị trường Ấn Độ.
Trước đó, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã đạt 14,36 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2022, chiếm hơn 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 1: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Ấn Độ rong 7 tháng năm 2024. Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, Đơn vị USD
STT | Mặt hàng | NK 7T/23 | NK 7T/24 | So sánh tăng/giảm (%) | Tỷ trọng |
1 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 245,609,284 | 336,984,409 | 37.2 | 10.2 |
2 | Kim loại thường khác | 190,974,026 | 236,426,056 | 23.8 | 7.2 |
3 | Linh kiện, phụ tùng ô tô | 152,338,118 | 212,441,619 | 39.5 | 6.4 |
4 | Dược phẩm | 137,149,855 | 196,724,415 | 43.4 | 6.0 |
5 | Hóa chất | 172,964,603 | 157,360,454 | -9.0 | 4.8 |
6 | Hàng thủy sản | 206,750,980 | 148,147,649 | -28.3 | 4.5 |
7 | Sắt thép các loại | 214,519,059 | 129,172,330 | -39.8 | 3.9 |
8 | Xơ, sợi dệt các loại | 63,422,929 | 111,734,395 | 76.2 | 3.4 |
9 | Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 374,811,138 | 109,629,712 | -70.8 | 3.3 |
10 | Bông các loại | 57,004,664 | 107,445,650 | 88.5 | 3.3 |
11 | Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 109,060,977 | 92,963,575 | -14.8 | 2.8 |
12 | Sản phẩm hóa chất | 73,271,241 | 91,983,119 | 25.5 | 2.8 |
13 | Chất dẻo nguyên liệu | 57,946,144 | 84,438,898 | 45.7 | 2.6 |
14 | Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 49,193,630 | 57,029,941 | 15.9 | 1.7 |
15 | Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 45,120,026 | 53,446,038 | 18.5 | 1.6 |
16 | Nguyên phụ liệu dược phẩm | 52,744,029 | 48,802,682 | -7.5 | 1.5 |
17 | Vải các loại | 38,842,786 | 38,259,317 | -1.5 | 1.2 |
18 | Hàng rau quả | 43,825,114 | 35,287,217 | -19.5 | 1.1 |
19 | Sản phẩm từ sắt thép | 18,995,395 | 32,031,527 | 68.6 | 1.0 |
20 | Sản phẩm từ chất dẻo | 17,319,515 | 20,805,664 | 20.1 | 0.6 |
21 | Quặng và khoáng sản khác | 14,128,272 | 15,878,279 | 12.4 | 0.5 |
22 | Giấy các loại | 12,995,187 | 14,342,557 | 10.4 | 0.4 |
23 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 27,060,389 | 13,316,468 | -50.8 | 0.4 |
24 | Sản phẩm từ cao su | 10,518,685 | 12,959,566 | 23.2 | 0.4 |
25 | Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 7,787,798 | 9,979,177 | 28.1 | 0.3 |
26 | Dầu mỡ động thực vật | 2,446,417 | 8,489,694 | 247.0 | 0.3 |
27 | Ô tô nguyên chiếc các loại | 7,587,227 | 7,034,779 | -7.3 | 0.2 |
28 | Ngô | 349,778,546 | 6,847,058 | -98.0 | 0.2 |
29 | Phân bón các loại | 1,080,796 | 2,108,403 | 95.1 | 0.1 |
30 | Nguyên phụ liệu thuốc lá | 1,933,943 | 2,071,251 | 7.1 | 0.1 |
Tổng cộng | 3,637,661,248 | 3,304,313,546 | -9,2 |
Bảng 2: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Ấn Độ trong 7 tháng năm 2024 Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, Đơn vị USD
STT | Mặt hàng | NK 7T/23 | NK 7T/24 | So sánh tăng/giảm (%) | Tỷ trọng |
1 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 245,609,284 | 336,984,409 | 37.2 | 10.2 |
2 | Kim loại thường khác | 190,974,026 | 236,426,056 | 23.8 | 7.2 |
3 | Linh kiện, phụ tùng ô tô | 152,338,118 | 212,441,619 | 39.5 | 6.4 |
4 | Dược phẩm | 137,149,855 | 196,724,415 | 43.4 | 6.0 |
5 | Hóa chất | 172,964,603 | 157,360,454 | -9.0 | 4.8 |
6 | Hàng thủy sản | 206,750,980 | 148,147,649 | -28.3 | 4.5 |
7 | Sắt thép các loại | 214,519,059 | 129,172,330 | -39.8 | 3.9 |
8 | Xơ, sợi dệt các loại | 63,422,929 | 111,734,395 | 76.2 | 3.4 |
9 | Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 374,811,138 | 109,629,712 | -70.8 | 3.3 |
10 | Bông các loại | 57,004,664 | 107,445,650 | 88.5 | 3.3 |
11 | Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 109,060,977 | 92,963,575 | -14.8 | 2.8 |
12 | Sản phẩm hóa chất | 73,271,241 | 91,983,119 | 25.5 | 2.8 |
13 | Chất dẻo nguyên liệu | 57,946,144 | 84,438,898 | 45.7 | 2.6 |
14 | Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 49,193,630 | 57,029,941 | 15.9 | 1.7 |
15 | Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 45,120,026 | 53,446,038 | 18.5 | 1.6 |
16 | Nguyên phụ liệu dược phẩm | 52,744,029 | 48,802,682 | -7.5 | 1.5 |
17 | Vải các loại | 38,842,786 | 38,259,317 | -1.5 | 1.2 |
18 | Hàng rau quả | 43,825,114 | 35,287,217 | -19.5 | 1.1 |
19 | Sản phẩm từ sắt thép | 18,995,395 | 32,031,527 | 68.6 | 1.0 |
20 | Sản phẩm từ chất dẻo | 17,319,515 | 20,805,664 | 20.1 | 0.6 |
21 | Quặng và khoáng sản khác | 14,128,272 | 15,878,279 | 12.4 | 0.5 |
22 | Giấy các loại | 12,995,187 | 14,342,557 | 10.4 | 0.4 |
23 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 27,060,389 | 13,316,468 | -50.8 | 0.4 |
24 | Sản phẩm từ cao su | 10,518,685 | 12,959,566 | 23.2 | 0.4 |
25 | Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 7,787,798 | 9,979,177 | 28.1 | 0.3 |
26 | Dầu mỡ động thực vật | 2,446,417 | 8,489,694 | 247.0 | 0.3 |
27 | Ô tô nguyên chiếc các loại | 7,587,227 | 7,034,779 | -7.3 | 0.2 |
28 | Ngô | 349,778,546 | 6,847,058 | -98.0 | 0.2 |
29 | Phân bón các loại | 1,080,796 | 2,108,403 | 95.1 | 0.1 |
30 | Nguyên phụ liệu thuốc lá | 1,933,943 | 2,071,251 | 7.1 | 0.1 |
Tổng cộng | 3,637,661,248 | 3,304,313,546 | -9,2 |
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.