Vĩnh Phúc chăm lo xây dựng nếp sống văn minh từ cơ sở
Diện mạo địa phương, đời sống văn hóa của người dân được nâng lên khi Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhận được sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân.
Phong trào đã phát huy tính sáng tạo, huy động nguồn lực của nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa và duy trì hoạt động ở cơ sở.
Xây dựng các làng văn hóa kiểu mẫu trở thành nơi đáng sống
Đến thăm làng văn hóa kiểu mẫu thôn Vân Nam (xã Vân Trục, huyện Lập Thạch), chúng tôi được đi trên trục đường trải nhựa asphalt phẳng lỳ. Những ngôi nhà khang trang nằm hai bên đường rợp bóng cây, hoa nở khoe sắc. Đến khu Nhà văn hóa thôn, toàn bộ khuôn viên được đầu tư xây dựng khang trang gồm hai sân bóng chuyền, sân bóng đá mini bằng cỏ nhân tạo, các thiết bị thể thao ngoài trời, phòng đọc sách, báo. Ông Trần Minh Thuận, Trưởng thôn Vân Nam giới thiệu: “Địa phương được tỉnh, huyện hỗ trợ xây dựng khu thiết chế làng văn hóa kiểu mẫu, khi đưa vào sử dụng đã khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao phát triển sôi động. Người dân phấn khởi khi được thụ hưởng các giá trị văn hóa ngay ở khu dân cư”.
Người dân thôn Phú Hạnh (xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường) luyện tập sức khỏe tại khu thể thao ngoài trời. |
Mỗi làng văn hóa kiểu mẫu được đầu tư xây dựng đồng bộ đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa của người dân. Niềm vui hiện rõ trên gương mặt cán bộ, nhân dân thôn Chiến Thắng (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương) khi khu thiết chế văn hóa, thể thao được duy trì hoạt động thường xuyên. Bên cạnh đó, người dân trong thôn đăng ký thực hiện hỗ trợ mô hình vườn sản xuất, mô hình phát triển sản xuất, hỗ trợ tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích được xếp hạng, phục hồi lễ hội truyền thống... Các hoạt động hỗ trợ nhận được sự quan tâm của trên và đem lại hiệu quả thiết thực.
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đầu tư xây dựng 28 khu thiết chế văn hóa, thể thao làng văn hóa kiểu mẫu với các hạng mục cơ bản như: Nhà văn hóa thôn và sân bãi, khu thể dục-thể thao, khu vườn dạo, vườn hoa, cây xanh; hệ thống hạ tầng kỹ thuật; kết hợp linh hoạt, hợp lý các khu trưng bày, quảng bá, mua sắm sản phẩm địa phương tiêu biểu; gắn kết với các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của làng.
Kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 15 tỷ đồng/làng. Song song với việc đầu tư xây dựng thiết chế làng văn hóa kiểu mẫu, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành 16 cơ chế, chính sách đặc thù, 14 tiêu chí để triển khai thực hiện tại các làng văn hóa kiểu mẫu. Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành 28 khu thiết chế văn hóa, thể thao của 28 làng văn hóa kiểu mẫu, tạo nên những quần thể văn hóa, thể thao, thương mại, dịch vụ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trở thành điểm nhấn ở các vùng nông thôn trong tỉnh.
Đồng chí Vũ Việt Văn, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Về mục tiêu, tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương xây dựng các làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh trở thành nơi đáng sống. Phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh, giữ được sự cân bằng sinh thái, hài hòa với thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc. Người dân có cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc”.
Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân
Mỗi địa phương trở thành miền quê đáng sống khi các điều kiện vật chất và tinh thần được nâng lên. Thực hiện mục tiêu đó, các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc đã lấy người dân là trung tâm, hướng về cơ sở để phục vụ.
Thôn Đồng Núi, xã Vân Trục nằm ở vùng bán sơn địa, trước đây, đời sống của bà con rất khó khăn. Đến nay, trên các thửa đất, những vườn thanh long ruột đỏ được trồng đã lên xanh, trổ hoa kết trái. Gia đình ông Nguyễn Quốc Hiếu là hộ làm kinh tế tiêu biểu với 3,2ha thanh long đạt tiêu chuẩn OCOP. Thành quả đó nhờ sự hỗ trợ của trên trong việc cung cấp hom giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, lo nguồn bao tiêu sản phẩm. Có thu nhập, cuộc sống của gia đình ông Hiếu được nâng lên.
Đồng bào dân tộc Cao Lan ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô trình diễn nghi thức múa truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng. |
Bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế, các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc còn quan tâm nâng cao mức hưởng thụ, sáng tạo văn hóa, hướng đến chủ thể thụ hưởng là nhân dân. Trên địa bàn huyện Tam Đảo, phong trào thể thao, văn nghệ phát triển rộng khắp. Ông Lại Lâm Bình, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Tam Đảo cho biết: “Trung tâm tổ chức lớp tập huấn cho hạt nhân ở các địa phương về tổ chức hoạt động thể thao quần chúng. Cùng với đó, nhiều hội thi thể thao, liên hoan văn nghệ được tổ chức để các địa phương giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Nhờ vậy, phong trào thể thao, văn nghệ phát triển trên khắp địa bàn huyện, tạo tinh thần phấn khởi trong cộng đồng dân cư”.
Nắm tình hình thực tế tại các địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao phục vụ sinh hoạt cho người dân. Hiện tại, toàn tỉnh có hơn 1.200 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, khu thể thao đưa vào sử dụng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức thường xuyên, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Nhiều cơ chế, chính sách đầu tư cho phát triển văn hóa được tỉnh Vĩnh Phúc ban hành, triển khai kịp thời, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét.
Đồng chí Trần Thị Minh Lợi, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: “Việc triển khai Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong tỉnh Vĩnh Phúc với các nội dung trọng tâm đã hiện thực hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định, quy tắc văn hóa vào cuộc sống, góp phần hình thành và phát triển nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Phong trào tạo ra những chuẩn mực văn hóa, dư luận xã hội tích cực dần thấm vào từng người dân, gia đình và cộng đồng dân cư, hình thành môi trường văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh”.
Bài và ảnh: ĐỨC NAM
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.