Vòng tứ kết, Bồ Đào Nha - Pháp (2 giờ ngày 6-7): Đặt niềm tin vào CR7?
Với những cổ động viên trung lập, Bồ Đào Nha hay Pháp bị loại, Ronaldo hay Mbappe ngậm ngùi rời nước Đức cũng đều thật đáng tiếc. Nhưng đó là một phần của cuộc chơi, ở đó lối chơi tập thể sẽ quyết định chiếc vé đi tiếp.
Không thể tin được sau 4 trận, Pháp đã sút 66 lần nhưng chỉ ghi được 3 bàn thắng; hài hước là hai bàn thắng do đối phương phản lưới nhà, bàn còn lại từ cú sút phạt đền. Điều này phản ánh Pháp vẫn kiểm soát trận đấu tốt, áp đặt lối chơi, không có đội bóng nào dám đôi công với “Gà trống Gaulois”. Tuy nhiên, năng lực phối hợp và tận dụng cơ hội của tam giác Mbappe-Griezman-Muani (hoặc Thuram) vẫn chưa kỳ ảo. Giải đấu lần này, khi phong độ Giroud đã xuống vì tuổi tác, người Pháp thèm khát mẫu trung phong có thể không toàn diện, toàn tài nhưng chí ít cũng phải thính nhạy chọn chỗ, dứt điểm tối giản hiệu quả. Cả Muani và Thuram vẫn chưa làm tròn vai.
![]() |
Các đồng đội sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho Ronaldo ghi bàn thắng đầu tiên. Ảnh: AP |
Lo lắng của người Pháp hiện nay còn nằm ở vị trí của Griezman. Người hâm mộ không còn nhìn thấy một hộ công khéo léo, tinh tế, thay vào đó là sự vụng về, chuyền sai, mất bóng liên tục. Deschamps từng có lần để Griezman ngồi ghế dự bị ở vòng bảng nhưng rồi lại sử dụng ở vòng 1/8 gặp Bỉ. Dư luận đồn đoán Griezman làm “loạn” phòng thay đồ nên Deschamps lại phải nể nang. Các chuyên gia thì nghĩ khác, đơn giản là Pháp hiện nay chẳng có hộ công nào “tín” hơn Griezman sau khi Pogba bị cấm thi đấu vì dương tính với doping. Trong trận đấu gặp Bỉ, 20 phút đầu, Griezman là điểm yếu của đội bóng áo lam. Nếu cứ thi đấu như vậy trong trận gặp Bồ Đào Nha có thực lực mạnh hơn Bỉ, chưa biết tình hình sẽ phức tạp ra sao.
So với 6 năm trước đăng quang World Cup, Pháp đã yếu đi một chút. Điểm tựa của họ bây giờ chính là hàng thủ. Dù hàng công có phung phí nhưng hàng thủ vững chắc thì không lo phải trả giá!
Niềm tin càng có cơ sở khi tiền đạo cắm của Bồ Đào Nha là Ronaldo chưa ghi được bàn thắng nào. “Brazil của châu Âu” rất mạnh ở tấn công biên với hai át chủ bài là Leao và Silva trong sơ đồ 4-3-3. Hai cầu thủ này thường phối hợp với các hậu vệ biên dâng cao để tạt bóng đến vị trí của Ronaldo. Phương án hai là đưa bóng xuống đáy biên, trả ngược lại cho các tiền vệ dứt điểm. Bồ Đào Nha nguy hiểm hơn Bỉ bởi họ có nhiều mảng miếng tấn công hơn. Vấn đề là các cầu thủ Bồ Đào Nha sẽ tiếp tục đặt niềm tin vào CR7? Có còn “bơm” bóng cho anh nhiều nữa hay không? Có lẽ chỉ có lối chơi tập thể, dựa vào kỹ thuật, đan bóng biến hóa, chạy chỗ thông minh, Bồ Đào Nha mới làm những bức tường thép “chôn chân”.
Với những gì đã thể hiện, với những con người hiện có, Pháp được dự đoán sẽ đi tiếp một cách vô cùng khó khăn.
Trước đó ít giờ, Đức-Tây Ban Nha là trận đấu tứ kết cân bằng nhất, đồng nghĩa khó dự đoán nhất. Bản chất nhận định trận đấu, đưa ra dự đoán kết quả phải dựa vào vô số dữ liệu đầu vào. Trừ thế hệ vàng đăng quang 3 giải đấu lớn trong giai đoạn 2008-2012, Tây Ban Nha vẫn nổi tiếng là “vua vòng bảng”. Đội bóng có biệt danh “Cuồng phong đỏ” cuốn phăng các đội bóng cửa dưới, song vào vòng đấu loại trực tiếp lại chỉ là gió thoảng qua. Điều Tây Ban Nha thiếu mà Đức lại có thừa chính là bản lĩnh, không bao giờ buông xuôi dù chỉ còn giây lát. Vậy là điều quyết định trận đấu này mà hai đội đều không muốn chính là gặp những sai số đầy rẫy xung quanh quả bóng tròn. Không loại trừ kịch bản cả hai đội sẽ đưa nhau đến loạt "đấu súng" đầy may rủi!
HOÀNG HOÀNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.