Vụ vỡ đập Kakhovka: Nga và Ukraine kêu gọi điều tra cấp quốc tế
Theo hãng tin TASS, ngày 7-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng sự cố vỡ đập thủy điện Kakhovka ở tỉnh Kherson, miền Nam Ukraine, nên là mục tiêu của một cuộc điều tra và nghiên cứu cấp toàn cầu.
Trong khi đó, cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng tuyên bố sẽ đưa vụ việc này lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Trên kênh Telegram, ông cho biết thêm sự cố vỡ đập đã khiến hàng trăm nghìn người không được tiếp cận nước sạch.
Đập thủy điện Kakhovka trên sông Dnipro ở Kherson bị vỡ vào ngày 6-6. Cả Nga và Ukraine đã đổ lỗi cho nhau về vụ vỡ đập này.
Hình ảnh đập Kakhovka bị vỡ. Ảnh: Reuters
Đập thủy điện Kakhovka, cao 30m và dài 3,2km, được xây dựng vào năm 1956. Với sức chứa hồ nước lên đến 18 km3, đây là nguồn cung cấp nước quan trọng cho bán đảo Crimea ở phía Nam và nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu ở phía Bắc. Việc vỡ đập khiến nhiều khu dân cư ở phía hạ nguồn ngập lụt và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung điện ở Ukraine.
Theo dữ liệu mới nhất của các cơ quan khẩn cấp, đến nay, khoảng 2.700 ngôi nhà tại 15 khu định cư ở tỉnh Kherson đã bị ngập trong nước. Tổng cộng có khoảng 22.000 người sinh sống tại đây. Gần 1.300 người đã được sơ tán. Chính quyền địa phương đã triển khai 40 nơi trú ẩn tạm thời có sức chứa lên đến 5.500 người. Tình trạng khẩn cấp cũng đã được ban bố trên toàn tỉnh Kherson thay vì chỉ thành phố Nova Kakhovka như thông báo trước đó.
Trong khi đó, Thị trưởng thành phố Nova Kakhovka, Vladimir Leontyev cho biết có khoảng 100 người đang bị mắc kẹt và hàng nghìn động vật hoang dã đã chết sau sự cố vỡ đập. Ông cũng cảnh báo nguy cơ ô nhiễm do ngập lụt. Theo Thị trưởng Leontyev, lực lượng chức năng đang nỗ lực giải cứu những người bị mắc kẹt do lũ lụt.
Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết hàng chục nghìn ha đất nông nghiệp có nguy cơ bị ngập lụt sau khi đập Kakhovka bị vỡ trong khi ít nhất 500.000 ha đất không được tưới tiêu và những cánh đồng ở miền Nam có thể bị biến thành sa mạc vào năm sau. Theo bộ trên, sự cố này sẽ khiến nguồn cung nước cho 31 hệ thống thủy lợi ở Kherson, Dnipro và Zaporizhzhia bị cắt. Hồi năm 2021, các hệ thống thủy lợi này đã cung cấp nước tưới tiêu cho 584.000 ha đất canh tác, là nguồn thu hoạch khoảng 4 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu.
THANH SƠN (tổng hợp)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.