Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô trong thời đại mới
Giai đoạn từ năm 2018 tới nay, tỷ lệ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” của Hà Nội từ 85 đến 88%; phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đã mang lại sức sống mới, thể hiện rõ nét nhất là các công trình được xây dựng mới.
Đây là kết quả triển khai Nghị định số 122/2018/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được các tầng lớp nhân dân thành phố hưởng ứng tích cực, nhiều gia đình đã trở thành tấm gương sáng, đi đầu trong mọi phong trào thi đua yêu nước.
Giữ “lửa” gia đình văn hóa
Gia đình bà Công Thị Thủy, ông Nguyễn Sơn nhiều năm qua luôn được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân khu dân cư số 9 phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) ghi nhận sự đóng góp trong các phong trào của địa phương. Hằng năm, gia đình đều đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa sức khỏe”. Năm 2020, gia đình bà Công Thị Thủy đã được UBND quận khen thưởng “Gia đình học tập tiêu biểu” trong dịp tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.
Tiết mục biểu diễn tuyên truyền tại Liên hoan “Gia đình văn hóa tiêu biểu” TP Hà Nội lần thứ II năm 2023. |
Chia sẻ về việc học tập, giáo dục con cái, vợ chồng bà Thủy bày tỏ nhận thức sâu sắc rằng học tập có vai trò, ý nghĩa to lớn, là tương lai, là thành công của sự nghiệp trong mỗi cuộc đời để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Vợ chồng bà Thủy phấn đấu, học tập, là tấm gương cho các con, từ đó nhắc nhở, động viên, khuyến khích lẫn nhau trong gia đình cùng nhau học tập. Hằng ngày, trong gia đình thường diễn ra những công việc liên quan tới học tập như: Các con đến trường đi học, về nhà nghiên cứu, soạn bài, viết công trình; ông bà đọc sách báo, viết bài, làm thơ, xem ti vi và trao đổi cùng con cháu những điều diễn ra hoặc cần bàn thêm về học tập.
Hai con của bà Thủy đều học tập chăm ngoan, tự tin trong các phong trào thi đua và hoạt động xã hội. Cháu lớn tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng tham gia tình nguyện phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên tại Hà Nội và hội nghị Vesak tại chùa Tam Chúc (Hà Nam); cháu thứ hai vừa thi đỗ vào đại học. Gia đình còn tích cực tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài của phường, khu dân cư và dòng họ, luôn là tấm gương xuất sắc trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, huyện Đan Phượng là điểm sáng của phong trào thể dục-thể thao quần chúng; trong đó tiêu biểu có gia đình anh Nguyễn Thạc Trọng ở thôn Phan Long, xã Tân Hội. Anh Trọng cho biết, hầu như chiều nào cả gia đình anh chị cũng ra sân luyện tập. Chính điều đó đã cuốn hút các con của anh chị đam mê rèn luyện thể thao ngay từ khi còn nhỏ. Thành viên nào cũng chơi thành thạo ít nhất một trong các môn thể thao: Chạy việt dã, cầu lông, bơi lội, aerobic...
Bởi vậy, vóc dáng ai cũng đẹp, khỏe mạnh, tác phong nhanh nhẹn và hoạt bát. Xuất phát từ niềm đam mê, tinh thần thể thao “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, mong muốn phong trào thể thao phát triển rộng rãi, gia đình anh chị Trọng-Hảo đã mượn mảnh đất trống của người chú để xây dựng sân cầu lông Hoàng Hiệp phục vụ cho nhân dân địa phương, sau đó cùng bạn bè thành lập Câu lạc bộ (CLB) cầu lông xã Tân Hội, vận động bà con trong thôn xóm cùng tham gia. Đến nay, CLB cầu lông đã có khoảng hơn 100 hội viên với nhiều lứa tuổi, từ 18 đến 75 tuổi. Mỗi năm, CLB tổ chức hai giải cầu lông chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, với tổng trị giá giải thưởng xã hội hóa từ 40 đến 50 triệu đồng. Cuộc sống của gia đình anh Trọng và chị Hảo luôn đầy ắp tiếng cười, niềm vui.
Phong trào đi vào thực chất, nâng cao
Theo ông Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội, từ năm 2018, công tác bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa được thực hiện theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP. Thực tiễn kết quả triển khai của thành phố cho thấy, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã nhận được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với nhiều phong trào, cuộc vận động được triển khai sâu rộng, thu hút sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên: Phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, “Gia đình 5 không, 3 sạch” (của Hội Liên hiệp phụ nữ), “Gia đình nông dân hạnh phúc” (của Hội Nông dân), “Gia đình hội viên gương mẫu” (Hội Cựu chiến binh)... Các đoàn thể đều gắn tiêu chí của hội, ngành mình với xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, hòa thuận, bình đẳng, luôn quan tâm và chia sẻ lẫn nhau.
“Xây dựng hệ giá trị gia đình và chuẩn mực văn hóa người Hà Nội là nhiệm vụ quan trọng trong thời điểm thành phố đang trải qua quá trình tiếp thu, giao thoa nhiều hình thái văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do đó, mọi phong trào, hoạt động đều được các địa phương triển khai cụ thể, thực chất và ngày càng nâng cao về các tiêu chí, đổi mới cách làm tạo nên nhiều mô hình điểm”, ông Bùi Minh Hoàng cho hay.
Bà Trần Thị Vân Anh, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội cho biết, lãnh đạo thành phố đã ký ban hành Kế hoạch số 221/KH-UBND về tuyên dương Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 / 10-10-2024), trao Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng 90 hộ gia đình, trong đó mỗi quận, huyện, thị xã bình xét 3 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu trên địa bàn. Bên cạnh đó, Hà Nội đã đặt ra nhiệm vụ tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 và những năm tiếp theo: 88% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; 65% làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa; 75% tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa.
Bài và ảnh: MINH ANH
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.