• Click để copy

100% thuốc trong quá trình lưu hành trên thị trường được giám sát

Theo Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Ngành Dược phấn đấu 100% thuốc trong quá trình lưu hành trên thị trường được giám sát và quản lý đầy đủ về hiệu quả và an toàn theo quy định của Bộ Y tế.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 9/10/2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược).

Theo đó, Ngành Dược phấn đấu có 30% thuốc generic (trừ thuốc có tác dụng tại chỗ, thuốc có tác dụng toàn thân sẵn có đặc tính tương đương sinh học với thuốc đối chứng) sản xuất trong nước và nhập khẩu có giấy đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học; 100% thuốc trong quá trình lưu hành trên thị trường được giám sát và quản lý đầy đủ về hiệu quả và an toàn theo quy định của Bộ Y tế.

100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc có tổ chức và triển khai các hoạt động dược lâm sàng. Tỷ lệ người làm công tác dược lâm sàng đạt 01 người/100 giường bệnh nội trú và 02 người/1.000 đơn thuốc được cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú có thẻ bảo hiểm trong một ngày. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc dược chất lượng tốt.

Phấn đấu số hóa 100% thông tin, dữ liệu thuốc

Chiến lược phấn đấu hoàn thành chuyển đổi số ngành dược; số hóa 100% thông tin, dữ liệu thuốc được cấp phép lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, cập nhật vào Ngân hàng dữ liệu ngành dược; 100% cơ sở sản xuất, bán buôn, xuất nhập khẩu và bán lẻ thuốc trên toàn quốc được kết nối liên thông; đảm bảo duy trì hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực dược được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động ngành dược.

Đạt tỷ lệ 4,0 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ được đào tạo về chuyên ngành dược lâm sàng đạt tối thiểu 20%.

Định hướng đến năm 2045, thuốc sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nâng cao giá trị xuất khẩu, hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; chủ động sản xuất được các thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, vaccine, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc; có thuốc biệt dược gốc từ nguồn dược liệu trong nước được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền. Phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD. Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc và cảnh giác dược đạt trình độ tương đương các nước tiên tiến trên thế giới.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược sẽ triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau: Tiếp tục hoàn thiện về thể chế, pháp luật; quy hoạch; đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên kết, tham gia chuỗi giá trị trong ngành dược; nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát thị trường thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo; hợp tác quốc tế; công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ 4.0 gắn với triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số để hiện đại hóa ngành dược; thông tin, truyền thông.

100% thuốc trong quá trình lưu hành trên thị trường được giám sát

Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép dược liệu qua biên giới

Trong đó, Chiến lược sẽ thực hiện rà soát, quy hoạch hệ thống cung ứng thuốc đảm bảo chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; chú trọng phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối, cung ứng thuốc trong nước hướng tới hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả; quản lý chặt chẽ chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc toàn diện từ khâu sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc; kiên quyết phòng ngừa, đấu tranh, xử lý đối với các thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Đồng thời, tăng cường hệ thống thanh tra và kiểm tra hậu mại đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dược nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương và tăng cường sự tuân thủ pháp luật về dược.

Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép dược liệu qua biên giới; kiểm tra chặt chẽ hồ sơ và hàng hóa xuất nhập khẩu dược liệu khi có dấu hiệu nghi vấn để phát hiện vi phạm và ngăn chặn dược liệu có nguồn gen đặc hữu, quý hiếm trong nước vận chuyển ra nước ngoài.

Cải thiện chất lượng hoạt động cảnh giác dược tại các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc; tập trung nâng cao vai trò và năng lực của người dược sĩ trong thực hành tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả từ tuyến trung ương đến tận tuyến y tế cơ sở.

Vaccine sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng

Mục tiêu chung nhằm phát triển ngành Dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đảm bảo tiếp cận thuốc cho người dân với mức chi phí hợp lý; nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN, phấn đấu phát triển nền công nghiệp dược trong nước đạt cấp độ 4 theo phân loại của WHO; phát triển dược liệu, thuốc và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao; đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu làm thuốc; tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.

Phấn đấu đến năm 2030, 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; đảm bảo an ninh thuốc, đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc.

Thuốc sản xuất trong nước phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng và 70% giá trị thị trường. Tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Vaccine sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội dự kiến công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 4-7
Hà Nội dự kiến công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 4-7

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dự kiến công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 vào ngày 4-7.

Vùng cao tỉnh Nghệ An trong ngày đầu thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Vùng cao tỉnh Nghệ An trong ngày đầu thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Cùng với cả nước, ngày 1-7, các đơn vị hành chính cấp xã mới ở vùng cao của tỉnh Nghệ An đã đi vào vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để phục vụ nhân dân. Nhờ công tác chuẩn bị chu đáo, mọi thủ tục hành chính của người dân tại các địa phương được xử lý nhanh chóng, không bị gián đoạn.

Bưu điện Việt Nam bố trí 8 nghìn cán bộ, công nhân viên phục vụ người dân trên toàn quốc
Bưu điện Việt Nam bố trí 8 nghìn cán bộ, công nhân viên phục vụ người dân trên toàn quốc

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 26/6/2025, trong đó có nội dung Tổng công ty Bưu điện Việt Nam bố trí nhân lực hỗ trợ UBND cấp xã trong tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt, hiệu quả, thường xuyên, liên tục 24/7 khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp từ ngày 1-7.

Chính thức triển khai vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
Chính thức triển khai vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Ngày 1-7, Tổng công ty Viễn thông MobiFone phối hợp cùng Trung tâm Phục vụ Hành chính công tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước chính thức triển khai vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Ai Cập đến chào từ biệt
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Ai Cập đến chào từ biệt

Chiều 1-7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Ả-rập Ai Cập Amal Abdel Kader Elmorsi Salama đến chào từ biệt, nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Xây dựng đề án về phát triển văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần, mức thụ hưởng văn hóa của người dân
Xây dựng đề án về phát triển văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần, mức thụ hưởng văn hóa của người dân

Ngày 1-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về các nội dung quan trọng, trong đó có Đề án về quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.