• Click để copy

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.

Phải khẳng định rằng, những năm qua, LHQ và cộng đồng quốc tế luôn đồng hành, dành cho Việt Nam sự hỗ trợ quý báu, từ giai đoạn tái thiết đất nước sau chiến tranh cho tới giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như ngày nay. Đây là yếu tố quan trọng, giúp Việt Nam đạt được những thành tựu vượt bậc trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, đặc biệt là phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, nông nghiệp, bảo vệ môi trường... Đến nay, Việt Nam đã được LHQ công nhận là một trong những quốc gia đi đầu về thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
Cán bộ, nhân viên Đội công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 của Việt Nam chuẩn bị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Ảnh: TUẤN HUY 

Cùng với đó, việc phát triển quan hệ hợp tác với LHQ đã góp phần giúp Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc, duy trì và củng cố môi trường hòa bình, an ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước. LHQ cũng đóng vai trò là “kênh kết nối” để Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước và các đối tác, từ đó nâng cao vai trò, vị thế trên trường quốc tế, tranh thủ được các nguồn lực để phát triển đất nước.

Để có được những thành tựu đó, bên cạnh sự hỗ trợ, hợp tác của LHQ và bạn bè quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực tham gia và ngày càng đóng góp tích cực vào các hoạt động, sứ mệnh mà LHQ theo đuổi, trong đó có thúc đẩy tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia. Việt Nam cũng đóng góp vào quá trình thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của LHQ trên nhiều lĩnh vực như hợp tác phát triển, thúc đẩy quyền con người, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt... đồng thời, tích cực tham gia vào nỗ lực chung của LHQ trong giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế. Điển hình là năm 2014, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cử hai sĩ quan đầu tiên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ và đến nay đã gần 900 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ theo cả 2 loại hình cá nhân và đơn vị.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
Phiên họp của ECOSOC vào ngày 9-4-2024, trong đó Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027. Ảnh: ĐOÀN CA 

Với những đóng góp tích cực, thực chất vào hoạt động chung của LHQ, Việt Nam đã trúng cử và thực hiện tốt trọng trách, ghi nhiều dấu ấn tại nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của LHQ như Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC), Ủy ban Luật pháp quốc tế, Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO)... và hiện đang giữ trọng trách tại nhiều cơ chế đa phương lớn của tổ chức này.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với LHQ luôn được xác định là một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam qua các thời kỳ. Hiện nay, LHQ tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, mà bằng chứng là Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhấn mạnh chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và LHQ...

Quan hệ Việt Nam-LHQ đang bước vào giai đoạn phát triển mới đòi hỏi nhiều nỗ lực từ cả hai phía, trong đó có việc thắt chặt và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác nhằm hỗ trợ công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam và củng cố vai trò của LHQ, cùng tiếp tục phấn đấu vì mục tiêu chung là hòa bình, hợp tác và phát triển.

TRUNG DŨNG

Tin mới

Đơn giản hóa thủ tục, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Đơn giản hóa thủ tục, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Sáng 21-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13-11-2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng.

Đề xuất UBND cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử
Đề xuất UBND cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, sáng 21-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động Israel
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động Israel

Trưa 21-5, tiếp ông Rabbi Yoav Ben Tzur, Bộ trưởng Bộ Lao động Israel đang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Israel hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khởi nghiệp; chiều ngược lại Việt Nam sẽ hỗ trợ, bổ sung cho Israel về nguồn nhân lực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt

Sáng 21-5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Châu Gia Nghĩa, Chủ tịch châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina) và tổ hợp các nhà thầu, đối tác hợp tác tại Việt Nam.

Quốc hội chính thức quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI là 15-3-2026
Quốc hội chính thức quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI là 15-3-2026

Sáng 21-5, với 449/449 đại biểu có mặt tán thành, bằng 93,93% tổng số đại biểu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Làm rõ tính chất “trực thuộc” của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Làm rõ tính chất “trực thuộc” của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 21-5, tiếp tục chương trình kỳ họp, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.