8 ý nghĩa lớn khi Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 chính thức 'hồi sinh'
Ngày 27/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư. Cùng dự với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải, Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận và lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo PVN, EVN…
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có công suất 1.200 MW là Dự án nguồn điện cấp bách thuộc Tổng sơ đồ điện VII và Tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh. Khi hoàn thành đưa vào vận hành, mỗi năm nhà máy Thái Bình 2 sẽ cung cấp khoảng 7,2 tỷ kWh lên lưới điện quốc gia, với doanh thu khoảng 18.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước khoảng trên 400 tỷ đồng/năm, sử dụng trực tiếp và gián tiếp trên 400 lao động tại địa phương, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng.
Dự án đã trải qua nhiều giai đoạn biến động, đặc biệt là có thời điểm tưởng chừng như phải “đóng băng” do các vụ việc diễn ra trong quá khứ, dẫn đến vướng mắc liên quan đến cơ sở pháp lý và nguồn vốn triển khai, đại dịch COVID-19... Nhưng vượt lên tất cả, bằng khát vọng và quyết tâm của người đi tìm lửa, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tập thể cán bộ nhân viên PVN đã miệt mài không quản ngày đêm, dốc hết sức lực, vượt qua khó khăn; tất cả cho sự hồi sinh, hoàn thành và đảm bảo chất lượng công trình đối với dự án trọng điểm quốc gia. Hiện nay tổng công suất các nhà máy điện đã vận hành của PVN là hơn 6.600 MW, bao gồm Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, chiếm khoảng 8,5% tổng công suất lắp đặt của cả nước. Kết quả này khẳng định vững chắc vai trò và vị thế của PVN với tư cách là nhà sản xuất điện lớn thứ 2 tại Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, an ninh năng lượng, bảo đảm cung cấp điện là một trong những nhiệm vụ chính trị, ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, ngành điện nước ta đã đạt những thành tựu vượt bậc, quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện. Tính đến cuối năm 2022, tổng công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt xấp xỉ 77.800 MW, tăng gần 1.400 MW so với năm 2021, cơ bản bảo đảm năng lượng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước với chất lượng ngày càng được cải thiện, đóng góp quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại nhiều địa phương và cả nước.
“Việc khánh thành dự án hôm nay thể hiện thành quả của ngày đêm không mệt mỏi, vượt mọi khó khăn của hàng nghìn cán bộ công nhân viên, người lao động trên công trường, sự lãnh đạo, chị đạo kịp thời của các cấp, các ngành; sự quyết liệt trong tổ chức thực hiện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, của tổng thầu và các nhà thầu cũng như sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân tỉnh thái Bình", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương tinh thần làm việc nghiêm túc, khẩn trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các Bộ, cơ quan, trong đó có Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan đã phối hợp xử lý, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để hoàn thành Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Điều này tạo niềm tin về một Nhà máy nhiệt điện hiện đại, bảo đảm chất lượng, hoạt động ổn định, hiệu quả và đáp ứng yếu tố về môi trường.
Thủ tướng cũng chỉ rõ bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 để áp dụng cho các dự án khác đang và sẽ triển khai của cả nước nói chung và PVN nói riêng, trong đó nhấn mạnh trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng; luôn đổi mới tư duy, có tầm nhìn chiến lược; nhất quán, xuyên suốt, kịp thời; không chủ quan, lơ là...; chủ động ứng phó linh hoạt với những diễn biến phát sinh; thực sự đoàn kết, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; tinh thần đổi mới, sáng tạo; ý thức tự lực, tự cường…
Theo Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoàn thành đi vào hoạt động đã đáp ứng mục tiêu, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân tỉnh Thái Bình về bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xã hội; nâng tổng công suất các nhà máy điện vận hành của PVN lên hơn 6.600 MW, chiếm khoảng 8,5% công suất lắp đặt cả nước, tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của PVN là nhà sản xuất điện lớn thứ 2 tại Việt Nam. Đồng thời, qua đó đã giúp cho Tập đoàn tích lũy thêm bài học kinh nghiệm, củng cố năng lực, thực hiện thành công các dự án khó khăn, phức tạp hơn, góp phần xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vững mạnh hơn.
Ông Hùng hco biết, để đi vào vận hành, Dự án được các cấp lãnh đạo Trung ương, Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, Ban ngành Trung ương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và tỉnh Thái Bình đã quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt với tinh thần khắc phục khó khăn để khôi phục dự án. Đặc biệt, từ tháng 7/2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt, sát sao, đồng thời thường xuyên động viên, chia sẻ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc với mục tiêu “hồi sinh” Dự án, sớm đưa vào vận hành, tránh lãng phí nguồn lực, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình nói riêng và khu vực Bắc Bộ nói chung.
"Những chỉ đạo quyết liệt và sự động viên, chia sẻ kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ban ngành Trung ương là cơ sở, định hướng và đã giải phóng về tâm lý, tạo động lực, quyết tâm và “áp lực” cho Tập đoàn, Ban Quản lý Dự án, Tổng thầu có niềm tin, nỗ lực phấn đấu vượt qua các khó khăn, thách thức, từng bước khôi phục dự án", Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nói và khẳng định Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cam kết vận hành nhà máy an toàn, ổn định và hiệu quả; phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc huy động tối ưu sản lượng điện sản xuất của nhà máy và với chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và đảm bảo môi trường cho người dân trong vùng dự án.
Chia sẻ tại lễ khánh thành, Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận nhấn mạnh, tỉnh Thái Bình tự hào được coi là “cái nôi” của ngành dầu khí nên tỉnh luôn xác định Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án quan trọng, đảm bảo cung cấp diện cho phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước, đồng thời đóng góp lớn vào việc chuyển dịch nền kinh tế tỉnh Thái Bình theo hưởng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Vì vậy, ngay từ ngày đầu triển khai, các thế hệ lãnh đạo tỉnh Thái Bình luôn xác định đây là dự án trọng điểm của tỉnh, đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi nhất để triển khai Dự án. UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương, đơn vị trong việc phối hợp với chủ đầu tư để thực hiện dự án, hằng tháng tổ chức giao ban để nghe tình hình triển khai, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
“Trong quá trình thực hiện dự án, mối quan hệ gắn bó giữa tỉnh Thái Bình với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày càng trở nên khăng khít. Tỉnh thường xuyên phối hợp với chủ đầu tư chăm lo cho đội ngũ kỹ sư, công nhân lao động trên công trường, triển khai nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội... Có thể nói. Dự án nhà máy Nhiệt diện Thái Bình 2 thực sự là máu thịt, là đứa con tinh thần, là một trong những niềm kỳ vọng của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Bình”, ông Thận nói.
THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.