• Click để copy

ADB ký kết tài trợ dự án điện gió xuyên biên giới đầu tiên ở Châu Á

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Công ty TNHH Điện gió Monsoon (Moosoon) đã ký gói tài trợ dự án không truy đòi trị giá 682,55 triệu USD để xây dựng nhà máy điện gió công suất 600 mê-ga-oát (MW) tại các tỉnh Sekong và Attapeu ở khu vực phía Nam của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) nhằm xuất khẩu và bán điện cho quốc gia láng giềng Việt Nam.

Với 133 tua-bin gió, đây sẽ là dự án lớn nhất ở Đông Nam Á cho đến nay, và cũng là nhà máy điện gió đầu tiên ở CHDCND Lào.

ADB với vai trò Bên chủ trì thu xếp và bảo lãnh duy nhất đã thu xếp, cấu trúc và phân bổ toàn bộ gói tài trợ, và cũng là giao dịch tài trợ cho dự án năng lượng tái tạo hợp vốn lớn nhất giữa các quốc gia ASEAN cho đến nay. Gói tài trợ bao gồm khoản vay A trị giá 100 triệu USD từ quỹ nguồn vốn thông thường của ADB, khoản vay hợp vốn loại B trị giá 150 triệu USD, khoản tài trợ ưu đãi trị giá 60 triệu USD, khoản vay song song trị giá 382,55 triệu USD và khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 10 triệu USD. Việc sử dụng nguồn tài chính kết hợp ưu đãi tiên tiến này là rất quan trọng trong việc vượt qua các rào cản về khả năng tài chính của dự án để huy động vốn thương mại.

Ảnh minh họaẢnh minh họa.

Ông Jackie B. Surtani, Trưởng Ban Tài chính Cơ sở hạ tầng Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương thuộc Vụ Nghiệp vụ Khu vực tư nhân của ADB nhận định: “Các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á và Thái Bình Dương đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư khí hậu cần thiết để mở đường cho tăng trưởng xanh. Sự kết hợp giữa tài trợ phát triển và thương mại của dự án này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách này bằng việc huy động nguồn vốn tư nhân để phát triển tài nguyên gió thành năng lượng, giúp thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội trong khu vực. Khoản tài trợ từ ADB và các đối tác sẽ giúp khơi thông nguồn tài nguyên gió chưa được khai thác của CHDCND Lào, tạo cơ sở cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh, sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế”.

Cung cấp điện xuyên biên giới là một trụ cột tăng trưởng kinh tế của Lào. Việc tận dụng nguồn tài nguyên gió chưa được khai thác của Lào có thể giúp đa dạng hóa nguồn năng lượng do mùa khai thác tài nguyên gió ngược với mùa mưa, vốn hỗ trợ cho việc sản xuất thủy điện của Lào. Dự án sẽ giảm lượng phát thải khí nhà kính hàng năm ít nhất là 748.867 tấn các-bon đi-ô-xít tương đương.

phát triển tài nguyên gió thành năng lượngPhát triển tài nguyên gió thành năng lượng.

Khoản vay B bao gồm 100 triệu USD từ Ngân hàng Thương mại Siam và 50 triệu USD từ Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui, cũng như nguồn tài chính ưu đãi do ADB quản lý gồm 20 triệu USD từ Quỹ Cơ sở hạ tầng Khu vực tư nhân Leading Asia (LEAP) và 30 triệu USD từ Quỹ Khí hậu Ca-na-đa cho Khu vực tư nhân ở Châu Á (CFPS, CFPS II). Các khoản vay song song, gồm 120 triệu USD từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, 100 triệu USD từ Ngân hàng Kasikorn, 72,55 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á, 60 triệu USD từ Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Thái Lan và 30 triệu USD từ Công ty TNHH Tập đoàn Tín chấp Hồng Kông (Hong Kong Mortgage Corporation Limited). Khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 10 triệu USD từ Quỹ Phát triển Châu Á (ADF) của ADB – Cửa sổ khu vực tư nhân (ADB-PSW) sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro chính của dự án, bao gồm cả rủi ro cắt giảm tiềm năng, vốn là vấn đề quan trọng về tính khả thi tài trợ đối với các bên cho vay.

Nhà phát triển dự án Công ty TNHH Impact Electrons Siam, Giám đốc điều hành Peck Khamkanist chia sẻ: “Cùng với ADB, chúng tôi thực hiện bước quan trọng này trong cuộc chiến toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu song hành với sứ mệnh của công ty chúng tôi là nâng cao phúc lợi và hạnh phúc của các cộng đồng địa phương nơi chúng tôi làm việc. Chúng tôi cảm ơn ADB với vai trò chủ trì thu xếp và xúc tác tài trợ cho thỏa thuận này, mang lại liên kết nhiều bên cả lĩnh vực thương mại cũng như lĩnh vực phát triển.”

LEAP là quỹ do ADB quản lý, với nguồn vốn cam kết 1,5 tỷ USD từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản. Được thành lập năm 2016, LEAP tập trung cung cấp các dự án cơ sở hạ tầng bền vững có chất lượng cao của khu vực tư nhân nhằm giảm lượng khí thải các-bon, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, đồng thời cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và truyền thông dễ tiếp cận với giá cả phải chăng cho các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB.

CFPS và CFPSII là các quỹ ưu đãi do ADB quản lý được thiết lập với sự đóng góp 231,5 triệu USD từ Global Affairs Canada. Các quỹ này được thiết kế để hỗ trợ khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khi hậu ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và thấp, cũng như các quốc đảo nhỏ đang phát triển có thu nhâp trung bình cao ở Châu Á và Thái Bình Dương. Các quỹ cũng tìm cách thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.

ADB-PSW là một cơ chế được các nhà tài trợ ADF phê duyệt vào năm 2020 nhằm hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân tại các thị trường cận biên bằng cách cung cấp các nguồn viện trợ không hoàn lại để tài trợ cho các sản phẩm tài chính giúp giải quyết và giảm bớt các hạn chế tài chính chung đang cản trở nhiều giao dịch của khu vực tư nhân.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.