Anh cắt giảm hàng loạt dự án quốc phòng
Bộ Quốc phòng Anh thông báo kế hoạch cắt giảm hàng loạt dự án quốc phòng nhằm tiết kiệm ngân sách.
Tờ The Independent ngày 21-11 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey tuyên bố việc hủy bỏ 6 dự án quốc phòng "lỗi thời" sẽ giúp tiết kiệm 500 triệu bảng Anh (hơn 630 triệu USD) trong vòng 5 năm tới. Trang mạng Breaking Defense cho biết danh sách sắp bị "cho về vườn" cụ thể gồm có 5 tàu chiến, 31 máy bay trực thăng và 46 máy bay không người lái (UAV). BBC dẫn lời Bộ trưởng Healey nhấn mạnh một số trong danh sách nói trên có tuổi thọ phục vụ đã hơn 35 năm, thậm chí là hơn 50 năm và việc loại biên diễn ra "sớm hơn so với dự kiến ban đầu". "Binh lính của chúng ta đã phải sử dụng các loại vũ khí, khí tài lỗi thời quá lâu rồi", Bộ trưởng Healey nêu rõ.
![]() |
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey phát biểu trước Quốc hội Anh, ngày 20-11. Ảnh: Sky News |
Giải thích lý do tiến hành kế hoạch cắt giảm, Bộ trưởng Healey tuyên bố Chính phủ Công đảng của Thủ tướng Keir Starmer hiện nay thừa hưởng "di sản khủng khiếp" về quốc phòng do các chính phủ Đảng Bảo thủ trước kia để lại. Việc hủy bỏ 6 dự án quốc phòng "lỗi thời" sẽ bảo đảm tiền thuế của người dân Anh "được sử dụng tốt hơn" và mang lại "kết quả tốt hơn cho quân đội Anh". Bộ Quốc phòng Anh sẽ sử dụng số tiền 500 triệu bảng Anh tiết kiệm được để "tái đầu tư vào quốc phòng". Trong bối cảnh xảy ra xung đột tại châu Âu, Trung Đông và "công nghệ đang làm thay đổi bản chất của chiến tranh", Bộ trưởng Healey khẳng định việc hủy bỏ 6 dự án quốc phòng chưa phải là "quyết định khó khăn cuối cùng" của ông và cảnh báo sẽ có thêm các đợt cắt giảm khác nữa.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết, kế hoạch nhận được sự ủng hộ của quân đội nước này. Trên thực tế, BBC dẫn lời Đô đốc Tony Radakin, Tham mưu trưởng Quốc phòng Anh khẳng định, việc nhanh chóng loại biên các loại vũ khí, khí tài lỗi thời chính là một cách tiếp cận hợp lý để "tập trung vào việc chuyển đổi sang các năng lực mới, vốn phản ánh tốt hơn sự thay đổi của công nghệ và chiến thuật". Theo Bộ trưởng Healey, Chính phủ Anh cũng đã thông báo đến các quốc gia đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về kế hoạch nói trên.
Tờ The Independent cho biết thông tin mà Bộ trưởng Healey đưa ra đã khiến các nghị sĩ Anh không khỏi bất ngờ. Trong khi đó, theo BBC, nhiều nghị sĩ Đảng Bảo thủ đối lập đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng kế hoạch nói trên sẽ "tước đoạt các năng lực quốc phòng then chốt" và "làm suy yếu an ninh quốc gia" của Anh giữa lúc căng thẳng quốc tế gia tăng và quân đội nước này đã trải qua hơn một thập niên "chịu sức ép về ngân sách". Họ cáo buộc kế hoạch sẽ chỉ khiến Anh xa rời, thay vì hướng tới mục tiêu chi 2,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.
Tờ The Guardian cho biết Chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer từng cam kết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2,5% GDP nhưng không đưa ra một mốc thời gian cụ thể. "Phần lớn trong danh sách mà Anh định loại biên cũng đang tới "tuổi nghỉ hưu", có mức độ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thấp hoặc không đáng để tái trang bị hay đầu tư thêm. Tuy nhiên, việc Bộ Quốc phòng Anh phải cắt giảm nhằm tiết kiệm khoản ngân sách không quá lớn cho giai đoạn 5 năm tới trong bối cảnh quốc tế hiện nay là chỉ dấu cho thấy nguồn lực hiện tại của cơ quan này đang eo hẹp”, chuyên gia Matthew Savill tại Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định với Breaking Defense.
HOÀNG VŨ
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.