• Click để copy

Áp lực "bệnh thành tích" trong giáo dục chưa giảm

“Bệnh thành tích” trong giáo dục đã và đang gây tác hại lớn đến nền giáo dục nước nhà, để lại những hậu quả lâu dài cho xã hội. Làm gì để loại bỏ căn bệnh đang trầm kha và cố hữu này là điều trăn trở trong mỗi chúng ta. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến của chuyên gia, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh về vấn đề này.

Tăng cường giám sát chất lượng giáo dục

Thực tế, lĩnh vực nào có thi đua, khen thưởng thì ở đó đều nảy sinh “bệnh thành tích”. Căn bệnh này ở lĩnh vực nào cũng nguy hại nhưng nguy hại nhất là trong giáo dục vì nó liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực. Ngay ở cấp tiểu học hiện nay, “bệnh thành tích” đã trầm trọng. Trong nhiều lớp ở cả 3 cấp học có hiện tượng cả lớp học sinh giỏi hoặc chỉ có vài học sinh khá, 1-2 học sinh trung bình, còn lại đều giỏi. Điều đó là sai quy luật vì trong một số đông, bao giờ học sinh học giỏi và kém cũng là số ít, số học sinh ở mức giữa mới chiếm đa số. Đối với cấp đại học, hiện nay xét trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế có tiêu chí số lượng bài báo đăng trên tạp chí quốc tế. Một số trường muốn có danh đã thuê giáo viên bên ngoài viết bài đăng báo để đủ tiêu chí, còn chất lượng giảng dạy vẫn như cũ... Những thành tích ảo đó làm cho người lãnh đạo chủ chốt mất định hướng chỉ đạo, không đánh giá đúng, từ đó không có chỉ đạo bồi dưỡng học sinh còn yếu của trường, không thấy những hạn chế trong công tác giảng dạy để chỉ đạo khắc phục. Hậu quả của “bệnh thành tích” là tạo ra chất lượng nguồn nhân lực ảo, mà chất lượng nguồn nhân lực lại là một trong 3 khâu đột phá của chiến lược phát triển đất nước.

Theo tôi, để chống “bệnh thành tích” trong giáo dục thì không gì khác ngoài việc tăng cường giám sát chất lượng giáo dục. Thực tế, để giám sát, đánh giá chất lượng học sinh của một lớp, một trường không khó, chỉ cần qua một vài bài kiểm tra và chặt chẽ trong khâu trông thi, chấm điểm. Còn lãnh đạo cứ quan liêu và cán bộ cứ báo cáo không trung thực thì “bệnh thành tích” trong giáo dục vẫn còn tiếp diễn.

HÀ PHƯƠNG (ghi)

Áp lực

 Cô và trò Trường Mầm non thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: PHÚ SƠN

 Đại tá, TS NGUYỄN XUÂN SINH, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam:

Trách nhiệm người đứng đầu và giáo viên

 Trong lĩnh vực giáo dục, thành tích là sự ghi nhận nỗ lực của học sinh trong học tập, rèn luyện. Việc ghi nhận thành tích được xem như một cách để tạo động lực cho học sinh. Thành tích là những kết quả mà cá nhân hoặc tổ chức đạt được bằng thực chất và sự nỗ lực hết sức của bản thân. Thành tích và “bệnh thành tích” có ranh giới rất mong manh. Nếu như thành tích là sự ghi nhận các nỗ lực thực chất thì “bệnh thành tích” khiến người ta chỉ xem trọng về lượng mà không bảo đảm về chất; khiến người ta dễ ảo tưởng, lừa lọc, dối trá. “Bệnh thành tích” là tư tưởng thích khen ngợi, đánh giá cao, là căn bệnh phổ biến trong giáo dục Việt Nam hiện nay. Vì mắc “bệnh thành tích” mà các nhà trường đánh giá học sinh không thực chất, các thầy, cô giáo cho điểm không đúng với thực lực của học sinh; phụ huynh vì thành tích mà chạy điểm, mua điểm, muốn con vào trường tốt, lớp chọn, được thầy, cô giáo quan tâm. Nhiều trường, nhiều lớp vì thành tích mà báo cáo không trung thực về kết quả giáo dục, tạo dựng thành tích ảo, giấu giếm những tồn tại, khuyết điểm.

Theo tôi, để khắc phục “bệnh thành tích” trong giáo dục cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng, đặc biệt là người đứng đầu và giáo viên về tác hại của vấn nạn này trong giáo dục; nâng cao chất lượng, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng ứng dụng thành tựu chuyển đổi số của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng môi trường dân chủ, môi trường sư phạm ở các tập thể và các nhà trường.

NGÔ NGUYÊN KHÁNH (ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.