• Click để copy

Bảo đảm đủ thuốc, thiết bị phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Theo kết quả giám sát dịch bệnh truyền nhiễm và báo cáo của các địa phương, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang có xu hướng tăng cao tại một số tỉnh, thành phố, đặc biệt diễn biến phức tạp tại Hà Nội.

Chưa ghi nhận ca tử vong do SXH tại miền Bắc

Ngày 30-8, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo của các địa phương, tích lũy từ đầu năm đến ngày 25-8-2023 cả nước ghi nhận 66.386 ca mắc SXH, trong đó có 14 bệnh nhân tử vong tại 9 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên, chưa có trường hợp tử vong ghi nhận tại khu vực miền Bắc. Theo nhận định của Cục Y tế dự phòng, tỷ lệ tử vong do SXH của cả nước 8 tháng năm 2023 thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và nằm trong chỉ tiêu về giảm tử vong do Thủ tướng Chính phủ giao tại Chương trình mục tiêu y tế-dân số giai đoạn 2016-2020.

Số ca mắc SXH ghi nhận tăng cao bắt đầu từ tháng 6 và đang có dấu hiệu giảm tại 3 khu vực (miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên), riêng khu vực miền Bắc tăng, đặc biệt tại Hà Nội.

Chủ động các biện pháp phòng, chống 

Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á trong đó nhiều quốc gia hiện ghi nhận số mắc và tử vong do SXH tăng cao trong năm 2023. Nguyên nhân gia tăng bệnh SXH hiện nay do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, đặc biệt tại khu vực miền Bắc đang trong điều kiện thời tiết nắng-mưa đan xen tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng (bọ gậy) và muỗi truyền bệnh phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, giao lưu đi lại giữa các vùng, miền làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà trọ, lán trại... không được quan tâm xử lý dẫn đến phát sinh các ổ lăng quăng của muỗi truyền bệnh. Cùng với đó, sự chủ động, phối hợp của người dân và ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống SXH tại một số địa phương chưa cao.

Bảo đảm đủ thuốc, thiết bị phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
 Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đông Anh điều trị cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: XUÂN LỘC

Tổ chức Y tế thế giới nhận định, trong năm 2023 và năm 2024 hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh SXH và các bệnh do muỗi truyền. Dự báo thời gian tới, do đang vào cao điểm mùa mưa nên số ca mắc SXH tiếp tục có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng.

Để dịch không bùng phát, lan rộng, kéo dài, Bộ Y tế đã gửi công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời tăng cường chỉ đạo các cơ sở y tế dự phòng bảo đảm đủ nhu cầu về hóa chất, sinh phẩm, vật tư, thiết bị cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là hóa chất phòng, chống dịch bệnh SXH, tay chân miệng và máy phun hóa chất để thực hiện công tác xử lý ổ dịch trên địa bàn triệt để, hiệu quả. Hiện tại các loại hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên thị trường đáp ứng được nhu cầu về phòng, chống dịch. Hiện danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế được Bộ Y tế cấp phép đã được đăng tải, cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý môi trường y tế. Các đơn vị y tế sẵn sàng thiết bị, thuốc, đặc biệt là dịch truyền cao phân tử phục vụ công tác điều trị, cấp cứu bệnh nhân SXH nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các trường hợp tử vong.

Đối với dịch truyền Dextran là dung dịch cao phân tử, được dùng trong điều trị sốc trên bệnh nhân SXH Dengue nặng, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cấp phép các hồ sơ đề nghị nhập khẩu dịch truyền Dextran là 17.010 túi. Đến thời điểm hiện tại, lượng thuốc đã cung ứng cho các bệnh viện là 5.118 túi và số lượng thuốc còn tồn tại kho của cơ sở nhập khẩu là 7.432 túi.

DIỆP CHÂU

Bài liên quan

Tin mới

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.