• Click để copy

Cảnh giác với sốt xuất huyết không có triệu chứng điển hình

Anh Trần Văn Thắng (quận Hà Đông, TP Hà Nội) hỏi: Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước đang diễn biến phức tạp. Nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám, tự điều trị tại nhà dẫn đến bệnh chuyển biến nặng, đặc biệt với sốt xuất huyết không có triệu chứng điển hình. Vậy bệnh sốt xuất huyết không có triệu chứng điển hình nguy hiểm như thế nào?

Về vấn đề này, bác sĩ Trần Thị Kim Anh, Trưởng khoa Các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, trả lời như sau:

Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời do một số người bệnh không có triệu chứng điển hình. Do không có triệu chứng điển hình nên bệnh nhân không biết mình mắc sốt xuất huyết, chủ quan tự điều trị tại nhà cho tới khi dấu hiệu trở nặng, nguy kịch mới nhập viện. Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, số ca nhập viện do sốt xuất huyết tăng, trong đó tỷ lệ người lớn cao hơn trẻ em. Số ca bệnh người lớn chiếm khoảng 60%, trong 25 ca thì có 3-4 ca chuyển nặng. Sốt xuất huyết có 3 giai đoạn: Sốt-nguy hiểm-hồi phục. Sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 đến 7 của bệnh, triệu chứng giảm hoặc hết sốt nên người bệnh tưởng là khỏi nhưng từ ngày thứ 3 của bệnh là chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, người bệnh chủ quan không nhập viện mà ở nhà dẫn đến tử vong.

Chăm sóc cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh: soyte.hanoi.gov.vn

Chăm sóc cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh: soyte.hanoi.gov.vn

Ghi nhận ban đầu cho thấy so với các đợt trước, đợt sốt xuất huyết lần này do các chủng gây bệnh diễn biến phức tạp hơn, số ca chuyển nặng nhiều, đặc biệt ở người lớn. Nguy hiểm hơn, thời gian gần đây có nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh không sốt, chỉ viêm họng nhưng đến khám, kết quả xét nghiệm dương tính sốt xuất huyết. Hoặc có những trẻ nhỏ không sốt cao, không có dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết mà kèm các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, hô hấp nên phụ huynh và cả phòng khám thường bỏ qua, chẩn đoán nhầm lẫn dẫn đến nhập viện muộn, chuyển nặng. Có nhiều trường hợp sốc sốt xuất huyết ở trẻ, biểu hiện sốt không cao kèm với triệu chứng tiêu hóa nên cả phụ huynh và nhân viên y tế dễ mất cảnh giác, chỉ nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiễm trùng. Đã có trường hợp bé 7 tháng tuổi đến nhập viện với triệu chứng sốt, tiêu lỏng, gia đình tưởng rối loạn tiêu hóa, điều trị tại nhà, tới khi trẻ co giật tím tái mới nhập viện khiến việc điều trị khó khăn, phức tạp, nguy hiểm tới tính mạng.

Thực tế, một số trường hợp sốt xuất huyết có thể theo dõi tại nhà, tuy nhiên, việc theo dõi tại nhà cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Khi bệnh nhân sốt cao, cần lau mát để hạ sốt. Khi cần dùng thuốc để hạ sốt chỉ nên dùng Paracetamol, không nên dùng Aspirin hoặc Ibuprofen. Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, không dùng thức ăn, nước uống có màu đỏ, đen, nâu. Uống nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất do sốt cao, ăn uống kém; có thể uống các loại nước dinh dưỡng từ trái cây để cung cấp thêm vitamin, chất khoáng, năng lượng. Người bệnh cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ và nhập viện khi có dấu hiệu chuyển nặng.

QĐND

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.