• Click để copy

Bảo tồn và phát triển nghề làm mây tre đan truyền thống

Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề. Các làng nghề ở đây được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, trong đó có các làng nghề mây tre đan.

Trải qua nhiều thăng trầm, những làng nghề mây tre đan tại Bắc Giang cần được vực dậy, bảo tồn và phát triển, gìn giữ những giá trị truyền thống quý giá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội.

Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi tìm về Hợp tác xã (HTX) mây tre đan Thương Huyền ở xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa. Là người tâm huyết với nghề, bà Dương Thị Huyền, Giám đốc HTX mây tre đan Thương Huyền nhận thấy bà con trong xã quanh năm vất vả, có nghề truyền thống nhưng thu nhập lại thấp, trong khi nhiều địa phương khác cũng làm nghề mây tre đan nhưng lại rất phát triển. Để bảo vệ và thúc đẩy nghề mây tre đan phát triển trở lại, năm 2021, HTX mây tre đan Thương Huyền được thành lập. Hiện nay, HTX không chỉ là cơ sở sản xuất hàng hóa mà còn là nơi gìn giữ và phát triển nghề truyền thống ở địa phương. Bà Dương Thị Huyền chia sẻ: “Thời gian đầu mới thành lập, HTX gặp rất nhiều khó khăn từ cơ sở vật chất đến vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhận thấy nếu chỉ xoay quanh rổ, rá, giần, sàng sẽ khó phát triển làng nghề, HTX quyết định chuyển sang làm đồ mỹ nghệ dựa trên nguyên liệu tre truyền thống. Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình, có hiệu quả của chính quyền địa phương và các ban, ngành chức năng; trong đó có việc định hướng và phát triển các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu thị trường đã mở ra một hướng đi quan trọng cho sự tồn tại, phát triển của HTX”.

Bảo tồn và phát triển nghề làm mây tre đan truyền thống
    Hợp tác xã mây tre đan Thương Huyền (Hòa Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang) liên tục cải tiến mẫu mã, sản phẩm. 

Bằng sự nỗ lực không ngừng, đến nay, HTX đã cho ra mắt thị trường hơn 40 mẫu mã sản phẩm các loại. Ngoài những sản phẩm truyền thống được cải tiến thành nhiều chủng loại hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch, đồ lưu niệm, thời trang, HTX thành công với nhóm sản phẩm đèn trang trí và các sản phẩm bằng mây tre phục vụ nhu cầu trang trí nội thất của các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê. Không chỉ bảo tồn được nghề truyền thống, HTX còn giúp đỡ những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn có thêm thu nhập. Trước đây, bà Nguyễn Thị Ánh, 70 tuổi, chỉ có nguồn thu nhập chủ yếu từ làm nông, nhưng từ khi tham gia HTX, bà đã có thêm nguồn thu nhập ổn định. Bà Ánh phấn khởi chia sẻ: “Do sức khỏe yếu không thể làm công việc đồng áng nặng nhọc nên tôi đã làm cho HTX nhiều năm nay. Được HTX hỗ trợ việc làm, tôi có thêm nguồn thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng”.

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, phường Tăng Tiến, thị xã Việt Yên là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm. Từ xưa, nghề mây tre đan vẫn chỉ là nghề phụ để người dân tranh thủ làm lúc nông nhàn. Lâu dài, nghề mây tre đan đã ăn sâu vào tâm thức của người dân và trở thành nghề truyền thống của phường Tăng Tiến. Phường Tăng Tiến có 5 tổ dân phố, nhưng hiện chỉ còn 4 tổ với gần 200 hộ giữ được nghề mây tre đan là: Bẩy, Chùa, Chằm và Phúc Long. Đi đầu trong phát triển và nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề là HTX mây tre đan Tăng Tiến. Thành lập từ năm 1999, HTX đã thu hút và đào tạo hàng trăm lao động có tay nghề cao, làm ra những sản phẩm có độ khó, tinh xảo và giàu tính nghệ thuật. Từ năm 2013 tới nay, HTX luôn duy trì phát triển ổn định, với từ 60 đến 80 thành viên, thu nhập ổn định 4-5 triệu đồng/người/tháng. Ông Đinh Văn Tỉn, Chủ nhiệm HTX mây tre đan Tăng Tiến chia sẻ: “Trước đây, người dân sản xuất nhỏ lẻ, bán ở chợ kiếm thêm đồng ra đồng vào nên thu nhập rất thấp. Nhận thấy tiềm năng của nghề, chúng tôi quyết định thành lập HTX để hướng dẫn, đào tạo lao động và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập đáng kể cho người dân địa phương”.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hoàng Công Bộ, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho biết: “Hiện nay, việc cạnh tranh giữa các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống với những sản phẩm công nghiệp diễn ra rất quyết liệt. Tuy nhiên, bằng việc không ngừng đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, nên các làng nghề truyền thống về mây tre đan ở Hiệp Hòa vẫn phát triển. Tuy nhiên, về lâu dài cần có những chính sách cho việc quy tụ, tập hợp phát huy khả năng của những nghệ nhân các làng nghề, xem đây là lực lượng lao động quý hiếm cần được chăm sóc, bảo vệ để bảo tồn, gìn giữ, phát huy nghề truyền thống”.

Bài và ảnh: HẢI NAM

Bài liên quan

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.