Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam - Nhật Bản
Chiều ngày 28/2, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO) và Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức Hội thảo “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam - Nhật Bản”.
Hội thảo có sự tham dự Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Hải Quan, Cục QLTT các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên cùng các cơ quan, doanh nghiệp Nhật Bản...
Toàn cảnh Hội thảo |
Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về hàng hoá của người tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, tạo ra thị trường mở và rộng lớn cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn tiếp tục xảy ra với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và luôn thay đổi.
Theo Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thanh Bình, "Đây là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội, hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của chủ thể quyền đang được bảo hộ tại Việt Nam, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính".
Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại Hội thảo |
Trong khi đó, đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền SHTT là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng và sự tham gia tích cực của toàn xã hội.
Thời gian vừa qua, các lực lượng thực thi pháp luật trong đó có lực lượng QLTT đã triển khai nhiều biện pháp, xây dựng nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả và gian lận thương mại. Quản lý thị trường trở thành lực lượng chủ công trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường nội địa.
Điển hình, năm 2023, lực lượng QLTT đã thanh tra, kiểm tra 71.928 vụ, phát hiện, xử lý 52.351 vụ vi phạm, thu nộp NSNN trên 501 tỷ đồng. Trong đó, đối với vụ việc vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; toàn lực lượng QLTT đã kiểm tra 9.676 vụ việc, xử lý 9.246 vụ việc, phạt hành chính 92,5 tỷ đồng; trị giá hàng hoá vi phạm đạt trên 118,3 tỷ đồng.
Cũng theo Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thanh Bình, công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền SHTT có nhiều chuyển biến tích cực. Tại các địa bàn nổi cộm, tình trạng vi phạm đã giảm đáng kể so với trước đây, ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dần được cải thiện. Tuy nhiên, nhìn chung những kết quả đạt được vẫn chưa thực sự bền vững, tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn biến ngày càng phức tạp.
Việc kiểm tra, xử lý của các lực lượng thực thi gặp không ít khó khăn trong cách nhận biết hàng thật, hàng giả, các hàng hóa được bảo hộ là những loại nào; các hình thức gian lận mới của các đối tượng sản xuất, kinh doanh; các phương thức kinh doanh mới, sự phối hợp giữa chủ thể quyền và cơ quan kiểm tra… Việc phối hợp cung cấp cấp thông tin của doanh nghiệp chủ thể quyền đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xử lý hàng nghìn vụ việc xâm phạm sở hữu trí tuệ sản phẩm Nhật Bản
Tại Hội thảo, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Shige Watanabe đánh giá, tình trạng hàng nhái, hàng giả nổi cộm tại Việt Nam tác động tiêu cực đến quá trình hình thành một thị trường lành mạnh. Thông qua Hội thảo, Phó Đại sứ mong muốn năng lực giải quyết xâm hại sở hữu trí tuệ Nhật Bản tại Việt Nam sẽ được nâng cao. Từ đó hỗ trợ 200 doanh nghiệp cũng như hơn 90 tổ chức đang hoạt động trên thị trường Việt.
Phó Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Shige Watanabe |
Mặt khác, Phó Đại sứ Shiga Watanabe đề cao vai trò của cơ chế hợp tác để lắng nghe ý kiến các bên liên quan, làm sao để thúc đẩy các sự kiện phòng chống xâm phạm sở hữu trí tuệ thế giới. Đây là sự kỳ vọng của cả JPO, JETRO cũng như các doanh nghiệp nhằm tìm được giải pháp thúc đẩy một cách phù hợp, chính đáng về quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp.
Theo số liệu thống kê, giai đoạn năm 2021 – 2023, lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra, xử lý hàng nghìn vụ việc liên quan đến xâm phạm sở hữu trí tuệ sản phẩm Nhật Bản tại Việt Nam. Cụ thể, mặt hàng mỹ phẩm có 123 vụ bị xử lý, xử phạt hơn 959 triệu đồng; Thực phẩm chức năng có 31 vụ, xử phạt 226 triệu đồng; 100 vụ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, xử phạt 707 triệu đồng.
Đối với đồ điện gia dụng, mặt hàng vốn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, lực lượng quản lý thị trường phát hiện xử lý 95 vụ, xử phạt trên 1,6 tỷ đồng; ngành hàng thời trang có 93 vụ bị xử lý, xử phạt trên 1,3 tỷ đồng; và nhiều nhất là các sản phẩm phụ tùng xe máy với 611 vụ bị xử lý, xử phạt hơn 4,2 tỷ đồng.
Dù đạt được những kết quả tích cực, song lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, những kết quả đạt được vẫn chưa thực sự bền vững, tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn biến ngày càng phức tạp.
Trong nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: phương thức thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp, tinh vi; cơ chế thực thi còn chồng chéo, chưa đồng bộ; nguồn lực còn hạn chế; nhận thức của các tổ chức, cá nhân chưa được nâng cao…, thì còn kể đến nguyên nhân về sự phối hợp chưa đồng bộ, chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi pháp luật.
Việc kiểm tra, xử lý của các lực lượng thực thi gặp không ít khó khăn trong cách nhận biết hàng thật, hàng giả, các hàng hóa được bảo hộ là những loại nào; các hình thức gian lận mới của các đối tượng sản xuất, kinh doanh; các phương thức kinh doanh mới, sự phối hợp giữa chủ thể quyền và cơ quan kiểm tra… Việc phối hợp cung cấp cấp thông tin của doanh nghiệp chủ thể quyền đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Bà Nguyễn Như Quỳnh - Chánh Thanh tra bộ Khoa học và Công nghệ |
Chánh Thanh tra bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Như Quỳnh đánh giá, còn nhiều khó khăn, một phần do vi phạm liên tục có biến thể, phần khác do năng lực cán bộ thực thi còn những giới hạn nhất định. "Như vậy, logic là hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường đào tạo nâng cao nhân lực, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng", Chánh thanh tra Nguyễn Như Quỳnh nhấn mạnh. Bởi nếu vẫn có sự dung túng của người dùng với sản phẩm giả thì mọi nỗ lực từ góc độ quản lý sẽ không mang lại hiệu quả.
Giải pháp nào bảo vệ các sản phẩm Nhật Bản tại thị trường Việt Nam
Đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm Nhật Bản, ông Nguyễn Đức Lê – Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng Quản lý thị trường luôn xác định đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt và thời gian qua, lực lượng đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp như công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường phối hợp, kiểm tra kiểm soát thị trường...
Do đó, thời gian qua, Tổng cục đã ban hành và tập trung triển khai Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT về Kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn từ năm 2021 đến 2025 và các kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT |
Phó Cục trưởng Nguyễn Đức Lê khuyến cáo, các doanh nghiệp Nhật Bản có sản phẩm bán tại thị trường Việt Nam cần tăng cường phối hợp, cung cấp thông tin và cử đầu mối đại diện pháp lý để hỗ trợ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của Tổng cục Quản lý thị trường. Năm 2024, Tổng cục và JPO cần phối hợp tổ chức hội thảo tiếp xúc giữa các chủ thể quyền, đại diện chủ thể quyền các nhãn hiệu Nhật Bản tại Việt Nam để tạo cơ sở phối hợp trong thời gian tới.
Cùng đó, hai bên tích cực, tăng cường phối hợp tổ chức các hội thảo, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm của JPO và các cơ quan chức năng của Nhật Bản trong đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT; chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp, hỗ trợ các khoá học, tập huấn đào tạo chuyên môn phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT và quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử.
Tại Hội thảo, đại diện 06 thương hiệu đến từ Nhật Bản bao gồm ASICS, Kikkoman, Kubota, Kokuyo, Daiichi Sankyo Healthcare, Panasonic đã chia sẻ tới các đại biểu tham dự Hội thảo về quá trình hình thành, phát triển của các nhãn hàng cũng như tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hàng trên thị trường hiện nay đồng thời mong muốn được hợp tác với các lực lượng chức năng tại Việt Nam trong phòng, chống và xử lý các vấn đề liên quan đến hàng giả các sản phẩm của Nhật Bản trên thị trường Việt Nam.
Giám đốc Công ty ASICS đã trao tặng cẩm nang hướng dẫn phân biệt thật - giả cho Tổng cục Quản lý thị trường |
Kết thúc Hội thảo, Giám đốc Công ty ASICS đã trao tặng cho Tổng cục Quản lý thị trường cẩm nang hướng dẫn nhận biết sản phẩm thật - sản phẩm giả của chủ sở hữu thương hiệu Nhật Bản để có thể sử dụng trong quá trình lực lượng QLTT thực thi công vụ.
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.