• Click để copy

Bảo vệ sức khỏe trẻ em bằng cách tiêm vaccine đầy đủ

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số trẻ em “0 liều vaccine” nhiều nhất thế giới, trong đó có 187.315 trẻ em dưới 1 tuổi không được tiêm một loại vaccine nào trong năm 2021.

Tại Việt Nam, số liệu cho thấy tỷ lệ trẻ em không được tiêm chủng ở thành thị cao hơn khoảng 1,5 lần so với trẻ em sống ở nông thôn (6,3%-4,2%), trong khi tỷ lệ này ở nhóm các hộ gia đình nghèo nhất cao gần gấp đôi so với nhóm các hộ gia đình giàu nhất (13,5%-6,6%).

Bà Lesley Miller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết: “Khi đại dịch bùng phát, hoạt động tiêm chủng cho trẻ em bị gián đoạn ở hầu hết quốc gia, kể cả ở Việt Nam. Đặc biệt là do nhu cầu tăng cao đối với hệ thống y tế, điều chuyển nguồn lực tiêm chủng thường xuyên sang tiêm chủng chiến dịch vaccine ngừa Covid-19, sự thiếu hụt nhân viên y tế và thực hiện các biện pháp cách ly tại nhà. Một nguyên nhân nữa là sự chậm trễ trong công tác mua sắm cung ứng vaccine hiện nay. Chúng tôi rất quan ngại về khả năng bùng phát các dịch bệnh đáng ra có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng, đặc biệt là bệnh sởi. Trẻ em được sinh ra ngay trước hoặc trong thời gian xảy ra đại dịch, hiện đang bước qua độ tuổi thông thường đã được tiêm chủng. Điều này cho thấy sự cần thiết phải hành động một cách nhanh chóng, cấp thiết để kịp thời tiêm phòng cho những trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ và ngăn chặn sự bùng phát của các dịch bệnh có thể gây chết người”.

Tiêm vaccine 5 trong 1 cho trẻ tại Trạm y tế xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: PHẠM MINH 

Tiêm vaccine 5 trong 1 cho trẻ tại Trạm y tế xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: PHẠM MINH 

Trong tuần lễ tiêm chủng 2023 được tổ chức cuối tháng 4 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF khuyến khích những nỗ lực cấp bách tại Việt Nam nhằm đảo ngược tình trạng sụt giảm đáng kể tỷ lệ tiêm chủng các mũi vaccine thiết yếu khiến nhiều trẻ em không được bảo vệ trước các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

WHO và UNICEF đang kêu gọi những nỗ lực bắt kịp tiêm chủng ở quy mô lớn cho tất cả trẻ em tại Việt Nam đã bỏ lỡ lịch tiêm chủng định kỳ trong khoảng thời gian xảy ra đại dịch, khôi phục độ bao phủ thiết yếu ít nhất là bằng với mức của năm 2019 để tránh bùng phát các căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine trong thời gian tới. Về lâu dài, hệ thống y tế cơ sở cũng cần được tăng cường để hỗ trợ việc tiêm chủng định kỳ.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Năm 2023 là cơ hội quan trọng để Việt Nam bắt kịp các mục tiêu tiêm chủng định kỳ bị gián đoạn do đại dịch. Đây cũng là thời điểm thích hợp để giải quyết những thách thức mang tính hệ thống bằng việc tiêm chủng nhằm củng cố toàn bộ hệ thống. WHO đang làm việc cùng với các đối tác, bao gồm cả UNICEF để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam bảo đảm mọi trẻ em bỏ lỡ tiêm chủng sẽ được tiêm bù đủ liều nhằm phòng tránh các đợt bùng phát dịch bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine. Chúng tôi cũng đang tích cực làm việc để tăng cường năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm bảo đảm mọi trẻ em trên cả nước được tiêm chủng định kỳ đầy đủ trong cả thời điểm hiện tại và tương lai”.

Theo nhận định của bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam: “Vaccine vẫn là một trong những câu chuyện thành công đáng chú ý nhất của nhân loại-chúng giúp loại bỏ được hoàn toàn bệnh tật và cứu sống vô số người. Trong 3 thập kỷ qua, vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vaccine bảo vệ con người chống lại hơn 20 căn bệnh, ví dụ như sởi, bạch hầu, HPV và bại liệt-những căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Những rủi ro đối với trẻ em là có thật và thực sự là mối quan ngại sâu sắc. UNICEF cùng với WHO sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam để khẩn trương bảo đảm rằng mọi trẻ em ở Việt Nam đều được tiếp cận với các loại vaccine thiết yếu”.

Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng toàn dân lớn nhất chống lại dịch Covid-19 đã tạo nền tảng tốt để Việt Nam có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng chậm cung ứng vaccine hiện nay và nhanh chóng tiêm bổ sung cho những em chưa được tiêm chủng. Tiêm chủng thường xuyên và hệ thống y tế vững mạnh là những cách thức tốt nhất để ngăn chặn mất mát, tử vong không nên có, cũng như phòng ngừa các đại dịch trong tương lai. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động tiêm chủng cho trẻ em bị gián đoạn ở hầu hết quốc gia, kể cả ở Việt Nam.

Tuy nhiên, khi tình hình dịch tại Việt Nam đã được kiểm soát, các chương trình tiêm chủng mở rộng đã được phục hồi, các chuyên gia dịch tễ khuyên phụ huynh cần xem lại lịch tiêm của trẻ, chủ động nắm bắt thông tin về việc tổ chức tiêm chủng tại địa phương, khi có thông báo tiêm bù cho trẻ thì đưa trẻ đi tiêm ngay khi có thể. Tại Việt Nam đã có 11 loại vaccine, gồm vaccine phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe trẻ em ở nước ta.

Hiện nay, thời tiết giao mùa, một số bệnh dịch đang xuất hiện trở lại và tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến bất thường. Do đó, việc tăng cường tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ là rất cần thiết. Bên cạnh những loại vaccine có trong danh mục vaccine của chương trình tiêm chủng mở rộng, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tiêm thêm những mũi dịch vụ khác để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ.

HÀ VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone

Sáng 4-4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4.

Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương
Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương.

Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra
Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra

Tại Toạ đàm với chủ đề "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra" do Báo Tiền phong tổ chức ngày 2/4/2025 đại diện bộ ngành, cơ quan quản lý cho rằng thực trạng buôn lậu thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ Nghị quyết 173/2024/QH15.