Bất cập ở dự án BOT giao thông không phải do lỗi Nhà nước hay nhà đầu tư
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ năm (Quốc hội khóa XV), nhiều đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng về một số dự án BOT nguồn thu quá thấp, không bảo đảm khả năng hoàn vốn, cần có phương án xử lý để bảo đảm lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước.
Nêu trường hợp dự án mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Đắk Lắk theo hình thức BOT, sau khi dự án này đưa vào sử dụng, Nhà nước đầu tư tuyến tránh thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) nên dự án bị suy giảm nguồn thu nghiêm trọng, đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) một số dự án BOT không có khả năng hoàn vốn, cần có phương án giải quyết. Đồng thời, đại biểu đặt câu hỏi với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khi nào áp dụng mua lại dự án BOT.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, nhà đầu tư thực hiện dự án BOT, sau đó Nhà nước mở các tuyến nhánh, tuyến đường song song dẫn đến bị chia sẻ lưu lượng và ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án BOT. Sắp tới khi hoàn thành toàn bộ tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông thì còn nhiều doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, bị chia sẻ lưu lượng, ví dụ sau khi khánh thành cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, tuyến BOT trên Quốc lộ 1A giảm tới 83% doanh thu tại Bình Thuận, chỉ còn có 17%.
Trạm thu phí BOT thuộc dự án đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn).
Sắp tới, Bộ Giao thông vận tải cùng với việc tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội về cơ chế thu lại phần vốn nhà nước đầu tư trên các tuyến cao tốc thì cũng sẽ tham mưu trình Quốc hội và Chính phủ về cơ chế xử lý đối với các dự án BOT bị ảnh hưởng do Nhà nước khi đầu tư các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường tránh.
Bộ Giao thông vận tải đã thành lập các đoàn công tác đi khảo sát ở các địa phương, nơi có các dự án BOT đang gặp vướng mắc. Bộ Giao thông vận tải đã hoàn tất tất cả các thủ tục theo yêu cầu về cơ chế để xử lý 8 dự án BOT đang gặp khó khăn để trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải nếu có vấn đề gì cần sẽ điều chỉnh, sau đó sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bởi vì bây giờ kết quả chưa biết như thế nào cho nên đại biểu hết sức thông cảm.
Đối với các hợp đồng BOT, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, Nhà nước, doanh nghiệp bình đẳng khi đã đặt bút ký hợp đồng, cho nên trong quá trình xử lý đã rất cố gắng, nỗ lực, cũng có những trạm đã xử lý được rồi, nhưng có những trạm thì phải tiếp tục đàm phán. Không phải chỉ đàm phán với nhà đầu tư mà còn với các ngân hàng để giảm, miễn lãi suất, giảm thiểu thiệt hại cho nhà đầu tư. "Rất nhiều dự án chúng ta biết không phải lỗi do nhà đầu tư, cũng không phải lỗi của Nhà nước mà do kinh tế-xã hội phát triển, do nhu cầu thực tiễn phát sinh chúng ta cần phải mở thêm tuyến đường", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chia sẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định, Bộ Giao thông vận tải đang cố gắng tháo gỡ một cách triệt để, bảo vệ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Có nhiều trạm làm xong rồi nhưng không được thu phí, dân không đồng ý thu phí thì nhà đầu tư cũng phải chịu. Căn cứ vào các hợp đồng đã ký thì khi mức doanh thu đến mức độ nào thì Nhà nước phải mua lại và đây là điều khoản điều kiện trong hợp đồng, không phải dành đặc quyền, đặc lợi cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, sắp tới sẽ đề xuất một số giải pháp để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP). Muốn vậy, cần có hệ thống các giải pháp đồng bộ, tạo được lòng tin, sự bình đẳng cho các doanh nghiệp, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có một phương án rất hay, đó là nguồn vốn nhà nước hỗ trợ vào dự án PPP, thay vì thu phí 20-25 năm thì giảm xuống khoảng 10-15 năm, như vậy mới bảo đảm tính khả thi cho dự án.
Tin, ảnh: MẠNH HƯNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.