• Click để copy

Bầu cử Mỹ 2024: Tăng tốc với ngày “Siêu Thứ Ba”

Tháng 3, tiến trình bầu cử Mỹ bước vào giai đoạn tăng tốc với ngày “Siêu Thứ Ba” và quan điểm, chính sách của các ứng cử viên về những vấn đề cử tri quan tâm thời điểm này cũng sẽ góp phần định hình kết quả bầu cử.

Cử tri nước này có xu thế quan tâm tới một nhóm vấn đề trong cuộc bầu cử năm 2024. Các cuộc thăm dò dư luận toàn quốc tới đầu tháng 3 đều cho thấy nhiều khả năng năm nay sẽ chứng kiến màn tái đấu giữa ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ và Donald Trump bên phía đảng Cộng hòa. Quan điểm, chính sách của mỗi ứng cử viên về các chủ đề nóng như kinh tế, nhập cư, an sinh xã hội, chính sách đối ngoại… sẽ quyết định ai là chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng.

<a title=
Các cuộc thăm dò dư luận toàn quốc tới đầu tháng 3 đều cho thấy nhiều khả năng cuộc bầu cử Mỹ năm nay sẽ chứng kiến màn tái đấu giữa ứng cử viên Joe Biden (phải) của đảng Dân chủ và Donald Trump bên phía đảng Cộng hòa. Ảnh tư liệu 

Vấn đề đầu tiên là kinh tế. Kết quả khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện cho thấy kinh tế vẫn là chủ đề được quan tâm nhiều nhất. Gần 3/4 số người Mỹ (73%) coi củng cố nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu, cao hơn bất kỳ mục tiêu nào khác. Kinh tế nhận được sự quan tâm của đa số cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa và số cử tri trung lập thiên hướng ủng hộ đảng Cộng hòa (84%); cùng khoảng 63% cử tri ủng hộ đảng Dân chủ hoặc cử tri độc lập có thiên hướng ngả về đảng Dân chủ.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, nền kinh tế Mỹ được đánh giá là phục hồi đúng hướng sau đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp thấp, chỉ số chứng khoán cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò của tờ Wall Street Journal mới đây, nhiều cử tri vẫn lo ngại chi phí sinh hoạt quá đắt đỏ do lạm phát tăng cao, tăng trưởng không đồng đều, khoảng cách thu nhập ngày càng lớn. Dù vậy, về tổng thể, ứng cử viên Biden đang có ưu thế nhất định liên quan tới vấn đề kinh tế.

Nhập cư cũng là một trong những vấn đề được cử tri quan tâm nhiều. Tuần trước, cả ông Biden và ông Trump đều có chuyến thăm tới khu vực biên giới Mỹ - Mexico, nơi đang xảy ra cuộc khủng hoảng nhập cư. Đây là dấu hiệu cho thấy hai ứng cử viên sẽ tiếp tục coi nhập cư là một ưu tiên. Kết quả thăm dò dư luận do hãng Gallup tiến hành trong tháng 2 cho thấy nhiều người Mỹ trưởng thành cho rằng nhập cư là vấn đề quan trọng nhất mà nước Mỹ phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với các cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa.

Có khoảng 28% người Mỹ cho rằng nhập cư là vấn đề quan trọng nhất đối với nước Mỹ, tăng từ mức 20% hồi tháng 1-2024 và 9% hồi tháng 8-2023 trong các cuộc thăm dò của hãng này. Theo kết quả khảo sát tuần qua của Đại học Monmouth, có tới 61% số người được hỏi nói rằng nhập cư là vấn đề “rất quan trọng”; 91% số cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa coi nhập cư bất hợp pháp là vấn đề rất quan trọng, trong khi tỷ lệ này bên phía cử tri ủng hộ đảng Dân chủ là 41%, cử tri độc lập là 58%.

Về chính sách đối ngoại, đây thường không phải là vấn đề được cử tri Mỹ quan tâm nhiều trong các kỳ bầu cử. Tuy nhiên, năm nay đang có một sự thay đổi khi ngày càng nhiều cử tri cho rằng chính sách đối ngoại cần được coi là một trong những ưu tiên của Mỹ. Trong bối cảnh Washington đang cùng lúc can dự vào nhiều cuộc xung đột ở nước ngoài, thăm dò dư luận của AP-NORC cho thấy cứ 10 người thì có 5 người được hỏi nói rằng chính sách đối ngoại nên là 1 trong 5 ưu tiên của Nhà Trắng.

Những người được hỏi bày tỏ quan tâm về cách xử lý của Chính quyền Mỹ đối với vấn đề xung đột ở Ukraine, chiến sự Israel-Hamas, tình hình Eo biển Đài Loan (Trung Quốc), quan điểm của ứng cử viên Donald Trump đối với tư cách thành viên NATO. Kết quả thăm dò cho thấy cả cử tri ủng hộ đảng Dân chủ và Cộng hòa đều quan tâm nhiều hơn tới chính sách đối ngoại so với 1 năm trước.          

Về biến đổi khí hậu, nhiều cử tri bày tỏ lo ngại cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay sẽ đe dọa tương lai của chính nước Mỹ. Từ cháy rừng, cho tới bão và lũ lụt nghiêm trọng, rõ ràng biến đổi khí hậu là một nguy cơ thật sự. 70% số cử tri Mỹ được hỏi cho rằng Mỹ cần phải có hành động ý nghĩa liên quan tới khí hậu. Trong vấn đề này, ứng cử viên Trump và đảng Cộng hòa cho rằng con người không tác động tới biến đổi khí hậu, đồng thời phản đối các nỗ lực thúc đẩy năng lượng sạch. Quan điểm này trái ngược với chủ trương của đảng Dân chủ và Tổng thống Biden. 

Vấn đề kiểm soát súng đạn cũng được cử tri quan tâm sát sao. Tu chính án số 2 Hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền sở hữu súng của người dân. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng nhiều vụ lạm dụng súng đạn và xả súng hàng loạt gây thương vong lớn, cùng với đó là tỷ lệ tử vong vì súng tăng cao, đã khiến dư luận Mỹ đặt dấu hỏi về cách thức quản lý súng đạn.

Vấn đề chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe được cử tri đặc biệt quan tâm. Theo kết quả thăm dò dư luận của KFF, chăm sóc sức khỏe đang đứng đầu các chi tiêu cơ bản mà người dân Mỹ lo lắng, nhiều hơn thực phẩm, khí đốt và thuê nhà. Cứ 4 người được hỏi thì 3 người nói rằng họ quan tâm tới việc chi trả các hóa đơn y tế và chăm sóc sức khỏe. Nhiều cử tri Mỹ, trong đó có ông Rob Werner, bày tỏ hy vọng Chính phủ sẽ duy trì Đạo luật chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (Obamacare). Trong khi đó, phe Cộng hòa cam kết sẽ có các nỗ lực nhằm thay thế Obamacare. 

Một vấn đề nóng nữa trong cuộc bầu cử năm 2024 đó là quyền nạo phá thai. Chưa đầy 2 năm sau khi Tòa án Tối cao đảo ngược quyền phá thai của người dân theo hiến định, vấn đề sức khỏe sinh sản đang trở thành đề tài lớn trong cuộc bầu cử. Theo nhà nghiên cứu Robert Blendon, Giáo sư danh dự tại Trường Y tế Công Harvard, các cuộc bầu cử gần đây đều cho thấy quyền nạo phá thai là một trong những chủ đề cử tri quan tâm hàng đầu và “hút” phiếu bầu nhất.

Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết thêm các chủ đề thu hút cử tri trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 còn có việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tỷ lệ tội phạm, cải thiện cơ hội việc làm và bảo vệ đất nước trước mối đe dọa khủng bố…

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.