Bầu cử Mỹ 2024: Vì sao tiền gây quỹ không quyết định chiến thắng?
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên Đảng Dân chủ đã huy động được hơn 500 triệu USD kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng hồi tháng trước.
Hơn 500 triệu USD huy động chỉ trong một tháng. Đây là số tiền khổng lồ mà ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris đã huy động được kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của mình cuối tháng 7 vừa qua. Giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Harris, Jen O'Malley Dillon, ngày 26-8 cho biết: “Một kỷ lục cho bất kỳ chiến dịch nào trong lịch sử”, nhưng không nêu rõ sự so sánh dựa vào khoảng thời gian nào.
Theo ladepeche.fr, trở thành ứng cử viên của Đảng Dân chủ tranh cử tổng thống vào tháng 11 tới sau khi đương kim Tổng thống Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua, bà Harris đã huy động được hơn 81 triệu USD chỉ trong 24 giờ. “Cơn gió” tài chính này được đánh giá là ấn tượng. Trước đó, cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục với tổng số tiền của tất cả các ứng cử viên cộng lại là hơn 10 tỷ USD. Còn bà Harris và ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump kết thúc tháng 7-2024 với số tiền vận động lần lượt là 220 triệu USD và 151 triệu USD.
Bà Kamala Harris với những người ủng hộ ở Savannah, bang Georgia (Mỹ), ngày 29-8-2024. Ảnh: REUTERS |
Tầm quan trọng của Siêu PAC
Các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ luôn là cuộc đua dành cho ai thu thập được nhiều tiền quyên góp nhất. Romuald Sciora, nhà nghiên cứu tại Viện quan hệ quốc tế và chiến lược (IRIS) của Pháp và là Giám đốc Cơ quan quan sát chính trị và địa chiến lược của các quốc gia của Mỹ cho hay: “Kể từ khi có phán quyết của Tòa án Tối cao vào thập niên 2010, đã không còn giới hạn về chi phí chiến dịch. Sự thay đổi này cho phép xuất hiện các Siêu Ủy ban vận động chính trị (Super PAC), các thực thể có khả năng gây quỹ không giới hạn để gián tiếp hỗ trợ một ứng cử viên. Siêu PAC đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với các nhà tài trợ lớn, cho phép họ lách các hạn chế để quyên góp trực tiếp cho các chiến dịch”.
Trên thực tế, mỗi người dân có thể đóng góp tới 63.000 USD mỗi năm thông qua quyên góp trực tiếp cho chiến dịch hoặc đảng phái. Tuy nhiên, Siêu PAC có thể tạo ra các cơ hội đóng góp lớn hơn nhiều. Nhà nghiên cứu Romuald Sciora chỉ rõ: “Chúng tôi có thể có số tiền lên tới hàng tỷ USD. Vì nguồn tài chính không liên quan trực tiếp đến chiến dịch tranh cử nên bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Điều đó có nghĩa là chúng tôi có thể tài trợ cho các quảng cáo chống lại ứng cử viên đối lập”, ông Romuald Sciora nhấn mạnh.
Nhiều tiền là lợi thế nhưng không mang tính quyết định
Trong chiến dịch tranh cử của Mỹ, tiền có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là để bảo đảm cho truyền thông đưa tin. "Ở Mỹ, không có quy định về hình ảnh cũng như thời gian phát biểu. Vì 99% các kênh truyền hình ở Mỹ là của tư nhân nên cần phải có tiền để được nổi tiếng hơn, để được nói nhiều hơn trên trường quay”, ông Romuald Sciora khẳng định.
Tuy nhiên, một cuộc chiến tài chính ít có ảnh hưởng đến các thùng phiếu. "Số tiền giữa hai ứng cử viên thường tương đương hoặc gần bằng nhau. Có nhiều tiền hơn là một lợi thế nhưng nó không mang tính quyết định. Chúng tôi đã thấy các ứng cử viên quyên góp được ít tiền hơn đối thủ nhưng lại giành chiến thắng trong cuộc bầu cử", nhà nghiên cứu Romuald Sciora chỉ rõ.
Ông Romuald Sciora cho rằng, vì Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa độc quyền về tiền bạc, vì vậy các Siêu PAC đã dập tắt mọi hy vọng về việc đảng thứ ba đắc cử. “Các nhà tài trợ lớn thường ưu tiên ứng cử viên có cơ hội thắng cử cao nhất. Các ứng cử viên nhỏ không đủ khả năng chi trả cho một chiến dịch truyền thông, điều này khiến họ trở nên vô hình trên các phương tiện truyền thông quốc gia và do đó họ có rất ít cơ hội đắc cử”, ông Romuald Sciora lý giải.
PHƯƠNG LINH (theo ladepeche.fr)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.