• Click để copy

Bảy nhóm mặt hàng có tiềm năng lớn vào EU năm 2023

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương gọi tên 07 nhóm hàng tiềm năng xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu - EU năm 2023 gồm: Máy vi tính; dệt may; máy móc và thiết bị; giày dép; rau quả tươi, rau củ quả chế biến; thuỷ sản (cá tra và các sản phẩm khác); gạo. Dư địa của thị trường còn rất lớn cho doanh nghiệp khai thác.

Sáng 27/12, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị “Tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, sau hơn 02 năm (01/08/2020-12/2022) thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), tăng trưởng xuất nhập khẩu 02 chiều Việt Nam và EU đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Cụ thể, trong năm đầu thực thi EVFTA, trao đổi thương mại song phương đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,1% so với giai đoạn cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 11,3%.

Rau củ quả tươi có tiềm năng lớn vào thị trường EU năm 2023. Ảnh internetRau củ quả tươi có tiềm năng lớn vào thị trường EU năm 2023. Ảnh internet.

Sang năm thứ hai đạt 61,4 tỷ USD, tăng gần 11,9%, trong đó xuất khẩu đạt 45 tỷ USD, tăng 17%. Riêng trong 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 57 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD, tăng 21%. Đáng chú ý, sự tăng trưởng này có được trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, gây ra nhiều khó khăn chưa từng có cho các nền kinh tế, cho thấy tiềm năng lớn của thị trường này. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng rất tích cực như: Dệt may (tăng 24%), giày dép (tăng 19%), thủy sản (tăng 41%)…

Kết quả khảo sát mới của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thể hiện, có 4/10 doanh nghiệp Việt Nam đã từng hưởng lợi từ EVFTA.

Nói rõ hơn về tiềm năng xuất khẩu sang EU, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho hay, có 07 nhóm mặt hàng bao gồm cả công nghiệp và nông nghiệp là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU, bao gồm: Máy vi tính; dệt may; máy móc và thiết bị; giày dép; rau quả tươi, rau củ quả chế biến; thuỷ sản (cá tra và các sản phẩm khác); gạo. Dư địa của thị trường còn rất lớn cho doanh nghiệp khai thác.

Chẳng hạn với mặt hàng rau quả tươi và rau củ quả chế biến, nếu không có EVFTA thì thuế suất sẽ ở mức cao nhất là 20%, nhưng nhờ có EVFTA thì hiện phần lớn thuế đã về mức 0%. Tuy nhiên, tỷ lệ mặt hàng rau quả tươi, rau quả chế biến Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU hiện mới chiếm khoảng 2,7% thị phần tại EU.

Tương tự với nhóm mặt hàng thuỷ sản (cá tra và sản phẩm khác), lộ trình xóa bỏ dần các mức thuế sau khi Hiệp định EVFTA rất lớn, thay vì áp mức cứng 20% như trước. Trong vòng 03 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, 90,3% dòng thuế sẽ được xóa bỏ. Hiện tại, tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU mới chiếm khoảng 4,2% thị phần trong khi nhu cầu thị trường còn nhiều.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Kinh doanh xuất khẩu, Tập đoàn Lộc Trời cũng đánh giá, còn nhiều dư địa để đưa gạo Việt Nam vào thị trường EU. Thực tế tại Tập đoàn Lộc Trời cho thấy, năm 2018, tập đoàn xuất khẩu vào thị trường EU hơn 2.000 tấn gạo; 2019 là 8.000 tấn; 2020 là 11.000 tấn; 2021 là 12.000 tấn và năm 2022 tính đến thời điểm hiện tại là khoảng trên 24.000 tấn.

EU là thị trường khó tính, đòi hỏi cao về an toàn thực phẩm. Do đó, Bộ Công Thương lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này phải tìm hiểu, nghiên cứu để sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường, dần khẳng định thương hiệu và mở rộng xuất khẩu.

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng chủ trì họp về tình hình triển khai các tuyến đường sắt trọng điểm quốc gia
Thủ tướng chủ trì họp về tình hình triển khai các tuyến đường sắt trọng điểm quốc gia

Chiều 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về tình hình triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, các tuyến kết nối với Trung Quốc.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó tổng thư ký thứ nhất Đảng Đại hội Dân tộc Phi
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó tổng thư ký thứ nhất Đảng Đại hội Dân tộc Phi

Ngày 20-5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó tổng thư ký thứ nhất Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền của Nam Phi, Nomvula Mokonyane đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Việt Nam - UNESCO: Chia sẻ các giá trị chung về văn hóa phục vụ phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới
Việt Nam - UNESCO: Chia sẻ các giá trị chung về văn hóa phục vụ phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Ngày 20-5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, vượt trội, hấp dẫn
Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, vượt trội, hấp dẫn

Sáng 20-5, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.