• Click để copy

Bảy tháng đầu năm, kinh tế Thừa Thiên Huế tăng trưởng trên các lĩnh vực

Báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, 07 tháng đầu năm kinh tế của địa phương tăng trưởng mạnh trên các lĩnh vực, tạo nền tảng vững chắc và đà tăng trưởng cho những tháng cuối năm 2022, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội mà tỉnh đã đề ra.

Về du lịch, đã phục hồi mạnh mẽ. Trong tháng 7/2022, lượng khách du lịch ước đạt 243,5 nghìn lượt, tăng 6,3% so với tháng trước và gấp 9,9 lần so với cùng kỳ. Lũy kế 07 tháng 2022, lượng khách du lịch ước đạt 1.061,3 nghìn lượt, tăng 78% so với cùng kỳ; tổng thu từ du lịch ước đạt 2.215,3 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ.

Về kinh tế, Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 07 tháng ước đạt 742,8 triệu USD, tăng 18,6%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 07 tháng/2022 đạt 501,9 triệu USD, tăng 22,1% và đạt 74,4% kế hoạch. Doanh thu vận tải, bốc xếp và dịch vụ hỗ trợ vận tải 07 tháng ước đạt 2.232,7 tỷ đồng, tăng 22,4%. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt 59.600 tỷ đồng, tăng 7,16% so với đầu năm

Sản xuất công nghiệp duy trì, phát triển ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 07 tháng tăng 9,02% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm có sản lượng tăng cao như: Bia (159,74  triệu lít tăng 3,7%); sợi (59,8  nghìn tấn tăng 16,1%); men frit (163,8 nghìn tấn tăng 5,4%); đặc biệt điện sản xuất đạt 896,3 KWh tăng mạnh gấp 2,1 lần;..

Bia Huda vẫn là nguồn tăng trưởng chính của Thừa Thiên Huế.

Bia Huda vẫn là nguồn tăng trưởng chính của Thừa Thiên Huế.

Từ đầu năm đến nay, đã cấp phép cho 21 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đạt 8.244,71 tỷ đồng (gồm 02 dự án FDI vốn đăng ký 59,5 triệu USD), trong đó, địa bàn KKT, KCN cấp 09 dự án với tổng vốn đầu tư 2.970 tỷ đồng.

Có 513 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 4.504,2 tỷ đồng, tăng 33,2% về lượng và tăng 42,7% về vốn so với cùng kỳ.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 15.857 tỷ đồng, bằng 56,6% KH, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công theo Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 47% (cao hơn BQ cả nước 34,7%, xếp thứ 23/63 cả nước).

Thu ngân sách ước đạt 7.065,1 tỷ đồng, vượt 3% dự toán và tăng 17,3% so với cùng kỳ. Chi ngân sách ước đạt 5.836 tỷ đồng, bằng 49% dự toán.

Đặc biệt, 7 tháng đầu năm 2022, Thừa Thiên Huế đã tập trung triển khai thực hiện lập Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cơ bản hoàn thành Đề án “Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế”; Đề án xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia.

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung rà soát những chương trình, đề án, dự án chưa thực hiện hoặc thực hiện chậm để kịp thời bổ sung các giải pháp quyết liệt nhằm hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

Trong đó, ưu tiên cácnhóm giải pháp nhằm tăng thu ngân sách như: Đấu giá, đầu thầu các dự án trọng điểm; thực hiện thủ tục tổ chức đấu giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện Dự án đầu tư đối với các Khu nhà đất (22-24, 26-28 đường Lê Lợi; 06 Lê Lợi; 20 Nguyễn Huệ, 35 Nguyễn Huệ; 03 Nguyễn Trường Tộ;...); đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất các dự án lớn ở KKT Chân Mây - Lăng Cô, Khu đô thị An Vân Dương.

Tiếp tục chỉ đạo 04 Tổ công tác giám sát, quản lý các dự án đầu tư, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án như: KCN Gilimex; KCN Phú Bài giai đoạn IV, đợt 1; KCN Phong Điền-Viglacera; KCN và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây. Đôn đốc hỗ trợ các dự án: Sân golf Thiên An, BRG; Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Bình; Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế,... Đặc biệt hỗ trợ các dự án đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chính thức đi vào hoạt động: Dự án sản xuất găng tay Kanglongda - giai đoạn I; Khu nghỉ dưỡng Minh Viễn Lăng Cô; Laguna Lăng Cô; Trung tâm thương mại AEONMALL; Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung SMC, các dự án trong khu đô thị An Vân Dương,...

Tập trung nguồn lực tiếp tục đẩy nhanh các dự án trọng điểm: Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế, Phục hồi Điện Kiến Trung - Tử Cấm Thành, Cải thiện môi trường nước thành phố Huế, Đường Chợ Mai - Tân Mỹ, Đường Phú Mỹ - Thuận An, Đường trục chính Khu đô thị Chân Mây,...Triển khai các dự án khởi công mới: Đường nối khu phi thuế quan với khu cảng Chân Mây, Đường phía Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ - Phú Đa), Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An, Hạ tầng đô thị Phong Điền đạt chuẩn đô thị loại IV.

Hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai các dự án trọng điểm: Đê chắn sóng Cảng Chân Mây giai đoạn 2, Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài và các dự án: Dự án cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh và Dự án xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận, Phú Hải huyện Phú Vang.   

                                                                                                                         Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc

Từ ngày 21 đến 27-9-2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez cùng Phu nhân.

Các nước gửi lời thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của bão số 3
Các nước gửi lời thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của bão số 3

Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

EU cấp 10 tỷ euro hỗ trợ các nước bị lũ lụt
EU cấp 10 tỷ euro hỗ trợ các nước bị lũ lụt

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen vừa công bố gói hỗ trợ 10 tỷ euro của Quỹ Liên kết của Liên minh châu Âu (EU) cho các quốc gia Trung Âu bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng.