Bộ Khoa học Công nghệ: Hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của một số Bộ, ngành chưa được thực hiện hoàn toàn theo các quy định của pháp
Trong dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nêu nhiều bất cập và vướng mắc qua hơn 14 năm thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (Luật CLSPHH), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi và hội nhập quốc tế trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ tự do hóa thương mại và sự thực thi của các Hiệp định thương mại tự do. Một số Bộ, ngành chưa tách biệt hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa với hoạt động đánh giá sự phù hợp. Việc phân công trách nhiệm quản lý giữa các Bộ, ngành chưa được phân định rõ ràng đối với một số sản phẩm, hàng hóa phát sinh trong thực tế. Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của một số Bộ, ngành còn chưa hoàn toàn theo các quy định của Luật CLSPHH là một trong những nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian lưu trữ hàng hóa của doanh nghiệp ở cửa khẩu, gây khó khăn, tốn kém và mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn cử việc tách biệt giữa hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa với hoạt động dịch vụ kỹ thuật - hoạt động đánh giá sự phù hợp (thử nghiệm, chứng nhận, giám định, kiểm định chất lượng, công nhận) chưa thực sự minh bạch dẫn đến sự chồng chéo, vướng mắc và tạo rào cản trong xuất, nhập khẩu hàng hóa, không tận dụng được tối đa nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước.
Ảnh minh họa
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là bắt buộc áp dụng. Về tiêu chuẩn, vì là tự nguyện nên có thể có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau, nhiều mức độ khác nhau để các doanh nghiệp lựa chọn hoặc đối tác lựa chọn để áp dụng cho phù hợp với mục đích của mình. Hiện nay, có một số quy chuẩn kỹ thuật về nông lâm thủy sản cao hơn cả yêu cầu tối thiểu của nước nhập khẩu mà chúng ta xuất khẩu chủ yếu như Nhật, Mỹ, Châu Âu. Như vậy, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu, đối tác xuất khẩu và vừa phải đáp ứng yêu cầu của Việt Nam.
Theo Luật CLSPHH thì sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chỉ cần đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam và phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan. Điều này đã dẫn đến sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các pháp luật về quản lý sản phẩm, hàng hóa.
Do đó, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đề xuất quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo hướng đẩy mạnh việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; Sửa đổi theo hướng mở rộng cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá là các cơ quản quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương theo tình hình thực tiễn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu, cần được xem xét, đặt trong mục tiêu tổng thể hướng tới việc giảm thiểu thời gian thông quan trong khi vẫn bảo đảm hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn của sản phẩm, hàng hoá...
Cụ thể, dự thảo Luật đề xuất sửa đổi Điểm b khoản 1 Điều 5 về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng quy định cụ thể hơn nguyên tắc xác định những sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 căn cứ trên khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa (mức độ rủi ro) và yêu cầu, khả năng quản lý nhà nước trong từng thời kỳ. Khoản 3 Điều 11 về quyền của người nhập khẩu: sửa đổi quy định người nhập khẩu lựa chọn tổ chức giám định thành lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để đánh giá sự phù hợp chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế. Khoản 11 Điều 12 về nghĩa vụ của người nhập khẩu: bổ sung quy định người nhập khẩu có nghĩa vụ tái chế, thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được. Khoản 4 Điều 27 về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa: sửa đổi, bổ sung theo hướng việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng, áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn được thực hiện theo quy định của Chính phủ... Điều 45 về phân công trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa: bổ sung quy định mở rộng cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tùy theo tình hình thực tiễn như ủy quyền cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện.
Tin mới
Mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường ở Lai Châu sạt lở nghiêm trọng
Từ ngày 6 đến 10-7, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lai Châu bị sạt lở nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, người tham gia giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 21,52 tỷ USD
Tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,52 tỷ USD (tính đến ngày 30-6-2025), tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2024.
S&P 500, Nasdaq và FTSE 100 lập kỷ lục mới
Ngày 10-7, thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt khởi sắc bất chấp những tuyên bố mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thêm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng từ các đối tác thương mại lớn.
Tổng thống D.Trump thông báo mức thuế 35% với hàng hóa Canada
Ngày 10-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố mức thuế 35% sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada, bắt đầu từ ngày 1-8.
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
Ngày 10-7, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất, nhưng chỉ khi vùng lãnh thổ này được phi quân sự hóa hoàn toàn.
Quân sự thế giới hôm nay (11-7): Nga đặt ky tàu đổ bộ cỡ lớn Sergey Kabanov
Quân sự thế giới hôm nay (11-7) có những nội dung sau: Nga đặt ky tàu đổ bộ cỡ lớn; tiêm kích F-35A của Bỉ chuẩn bị bay chuyến đầu tiên; Hàn Quốc phát triển UAV tấn công tàng hình.