• Click để copy

Hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của một số Bộ, ngành chưa được thực hiện hoàn toàn theo các quy định của pháp luật

Trong dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nêu nhiều bất cập và vướng mắc qua hơn 14 năm thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008).

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của một số Bộ, ngành còn chưa hoàn toàn theo các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ( Luật CLSPHH) là một trong những nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian lưu trữ hàng hóa của doanh nghiệp ở cửa khẩu, gây khó khăn, tốn kém và mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, theo quy định của Luật CLSPHH, hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đánh giá sự phù hợp được phân định rõ ràng giữa khu vực quản lý nhà nước với khu vực sự nghiệp. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở Trung ương là các tổng cục, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc cơ quan kiểm tra chất lượng ở địa phương là các sở, chi cục nhưng cho đến nay một số bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa chỉ định cơ quan kiểm tra ở địa phương, trong khi đó thì hàng hóa nhập khẩu vào nước ta thì qua rất nhiều đường khác nhau, nhiều địa phương khác nhau dẫn đến không kịp thời thực hiện hoạt động kiểm tra và kéo dài thời gian.

Hiện nay, có nhiều bộ, ngành đã triển khai thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu trên Cơ chế một cửa quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành chưa triển khai đồng bộ, thống nhất toàn bộ các thủ tục kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý.

Một số quy định của Luật CLSPHH chưa bao quát được hết các trường hợp phát sinh trong hoạt động kiểm tra, ví dụ theo quy định tại Luật CLSPHH thì hàng hóa nhóm 2 phải công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy. Để hoàn thành thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện qua 02 bước: Lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; Thực hiện thủ tục kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước. Hàng hóa nhập khẩu phải được cấp Thông báo kết quả kiểm tra đáp ứng yêu cầu về chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan. Tuy nhiên, thực tế triển khai và theo quy định tại Nghị định hướng dẫn (Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) không thống nhất với quy định tại Luật CLSPHH.

Theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là bắt buộc áp dụng. Về tiêu chuẩn, vì là tự nguyện nên có thể có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau, nhiều mức độ khác nhau để các doanh nghiệp lựa chọn hoặc đối tác lựa chọn để áp dụng cho phù hợp với mục đích của mình. Hiện nay, có một số quy chuẩn kỹ thuật về nông lâm thủy sản cao hơn cả yêu cầu tối thiểu của nước nhập khẩu mà chúng ta xuất khẩu chủ yếu như Nhật, Mỹ, Châu Âu. Như vậy, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu, đối tác xuất khẩu và vừa phải đáp ứng yêu cầu của Việt Nam.

Theo Luật CLSPHH thì sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chỉ cần đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam và phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan. Điều này đã dẫn đến sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các pháp luật về quản lý sản phẩm, hàng hóa.

Do đó, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đề xuất quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo hướng đẩy mạnh việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; Sửa đổi theo hướng mở rộng cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá là các cơ quản quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương theo tình hình thực tiễn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu, cần được xem xét, đặt trong mục tiêu tổng thể hướng tới việc giảm thiểu thời gian thông quan trong khi vẫn bảo đảm hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn của sản phẩm, hàng hoá...

Cụ thể, dự thảo Luật đề xuất sửa đổi Điểm b khoản 1 Điều 5 về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng quy định cụ thể hơn nguyên tắc xác định những sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 căn cứ trên khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa (mức độ rủi ro) và yêu cầu, khả năng quản lý nhà nước trong từng thời kỳ. Khoản 3 Điều 11 về quyền của người nhập khẩu: sửa đổi quy định người nhập khẩu lựa chọn tổ chức giám định thành lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để đánh giá sự phù hợp chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế. Khoản 11 Điều 12 về nghĩa vụ của người nhập khẩu: bổ sung quy định người nhập khẩu có nghĩa vụ tái chế, thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được. Khoản 4 Điều 27 về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa: sửa đổi, bổ sung theo hướng việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng, áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn được thực hiện theo quy định của Chính phủ... Điều 45 về phân công trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa: bổ sung quy định mở rộng cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tùy theo tình hình thực tiễn như ủy quyền cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện.

 Đặng Thu Hằng

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý 4.100 đơn vị sản phẩm là thực phẩm nhập lậu
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý 4.100 đơn vị sản phẩm là thực phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6, Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn phối hợp cùng Đội 389 tỉnh Lạng Sơn và Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện phương tiện vận chuyển thực phẩm bao gói sẵn có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.

Kiểm soát chặt nhiễm khuẩn bệnh viện
Kiểm soát chặt nhiễm khuẩn bệnh viện

Tại hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) giai đoạn 2025-2030 do Bộ Y tế vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, KSNK là một trong những trụ cột quan trọng trong bảo đảm an toàn cho người bệnh, chất lượng dịch vụ y tế và năng lực ứng phó của hệ thống y tế trước các bệnh truyền nhiễm.

Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận bảo đảm quyền lợi cho người lao động ngành Y
Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận bảo đảm quyền lợi cho người lao động ngành Y

Ngày 11-4, Công đoàn Y tế Việt Nam và Tổng công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI) đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động ngành Y tế trong giai đoạn 2025-2028.

Bộ Y tế ban hành danh mục chỉ số cận lâm sàng phục vụ cho bệnh án điện tử
Bộ Y tế ban hành danh mục chỉ số cận lâm sàng phục vụ cho bệnh án điện tử

Ngày 11-4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã ký Quyết định số 1227/QĐ-BYT đã ban hành Danh mục mã dùng chung đối với kỹ thuật, thuật ngữ chỉ số cận lâm sàng (đợt 1).

Rộn ràng chào đón ngày truyền thống ở Trường Sĩ quan Lục quân 1
Rộn ràng chào đón ngày truyền thống ở Trường Sĩ quan Lục quân 1

Những ngày tháng 4, có mặt tại Trường Sĩ quan Lục quân 1, ngay từ cổng trường, chúng tôi nhận thấy cờ hoa, băng rôn khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống được trải khắp từ cổng trường đến các ngả đường vào từng đơn vị.

Nỗi lo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025
Nỗi lo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức áp dụng những điều chỉnh lớn về hình thức, nội dung và cách thức đánh giá.