Bổ sung nguồn lực để phát triển mạng lưới cao tốc
Hôm nay (17-2), tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín (Quốc hội khóa XV), Quốc hội sẽ nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và thảo luận về nội dung này.
Tại Kết luận số 1167/KL-UBTVQH15 ngày 12-2-2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về sự cần thiết tăng vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 của Công ty mẹ - VEC; đề nghị Chính phủ khẩn trương xin chủ trương của cấp có thẩm quyền để kịp trình Quốc hội thảo luận, quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín (Quốc hội khóa XV).
Theo Tờ trình của Chính phủ, VEC được giao nhiệm vụ đầu tư, phát triển và quản lý, bảo trì hệ thống đường cao tốc quốc gia, làm chủ đầu tư 5 dự án đường cao tốc với tổng chiều dài 540km, tổng mức đầu tư 5 dự án là 108.865 tỷ đồng. Đến nay, VEC đã hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác 4/5 dự án với tổng chiều dài 490km, chiếm khoảng 27% tổng chiều dài các tuyến đường cao tốc tại Việt Nam. Các tuyến đường cao tốc của VEC đều là các tuyến đường huyết mạch của đất nước, phát huy hiệu quả to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Với số vốn điều lệ là 1.115,13 tỷ đồng, trong khi tổng mức đầu tư các dự án đường cao tốc của VEC rất lớn, VEC luôn gặp khó khăn khi không bảo đảm tỷ lệ hệ số nợ/vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, VEC cần huy động số vốn lớn để đầu tư mới các tuyến cao tốc, đầu tư mở rộng các dự án đang quản lý (giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 14.890 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 cần khoảng 30.500 tỷ đồng). Bên cạnh đó, tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án là rất gấp rút. Sau khi được bổ sung vốn điều lệ, VEC sẽ đủ điều kiện để huy động vốn từ các tổ chức tín dụng để thực hiện đầu tư dự án.
![]() |
Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây được VEC hoàn thành đầu tư, đưa vào khai thác. |
Trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội cho phép sử dụng số vốn đầu tư công đã giao kế hoạch cho Bộ Giao thông vận tải để đầu tư dự án số tiền 36.689 tỷ đồng, trong đó 10.062 tỷ đồng vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước, 24.127 tỷ đồng vốn ODA tại các dự án thực hiện theo hình thức chuyển vốn vay về cho vay lại thành cấp phát ngân sách nhà nước, 2.500 tỷ đồng vốn cấp phát ngân sách nhà nước cho dự án Nội Bài - Lào Cai và Cầu Giẽ - Ninh Bình, để chuyển thành nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC.
Đồng thời, chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC giai đoạn 2024-2026 là 38.251 tỷ đồng, bao gồm: 1.562 tỷ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, 36.689 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư công đã giao kế hoạch cho Bộ Giao thông vận tải để đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư và đã được giải ngân).
Việc tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn đầu tư công đã giải ngân bảo đảm nguyên tắc bảo toàn vốn. Theo đó, số tiền ngân sách Nhà nước đã chi ra được giao thành vốn điều lệ của doanh nghiệp và doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn phần vốn được cấp.
Việc tăng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC từ nguồn vốn đầu tư công đã giao kế hoạch cho Bộ GTVT để đầu tư dự án và đã giải ngân đầu tư xây dựng 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư không làm phát sinh khoản chi ngân sách nhà nước và nợ công, vì vậy không tác động trực tiếp đối với ngân sách nhà nước.
Việc được tăng vốn điều lệ sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển VEC trở thành doanh nghiệp vững mạnh, bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc giao cho doanh nghiệp quản lý sẽ được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó phần vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp vào dự án được tiếp tục đưa vào sản xuất kinh doanh, đầu tư các dự án cao tốc mới, không làm phát sinh thêm khoản chi ngân sách Nhà nước và nợ công. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phát huy được tính chủ động, linh hoạt trong tổ chức công tác bảo trì, vận hành, khai thác hiệu quả các lợi thế từ tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
MẠNH HƯNG
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
Chiều 2-4, chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh phải tạo bước ngoặt, tin tưởng, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; tạo điều kiện, giao nhiệm vụ để kinh tế tư nhân tham gia các chương trình, dự án lớn của đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
Chiều 2-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị.
Thắt chặt sợi dây gắn kết Việt Nam-Armenia qua hợp tác kinh tế
Sáng 2-4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia do Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Cộng hòa Armenia, Bộ Kinh tế Armenia tổ chức.
50 năm Thống nhất đất nước: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành diễn ra từ 6 giờ 30 phút ngày 30-4
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/ 30-4-2025).
Giá xăng dầu hôm nay (2-4): Biến động nhẹ
Giá xăng dầu thế giới trái chiều với dầu Brent “chững”, dầu WTI tăng nhẹ, chờ thông báo thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thời tiết hôm nay (2-4): Bắc Bộ trời hửng nắng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết hôm nay (2-4), khu vực Bắc Bộ trưa và chiều trời hửng nắng. Ven biển phía Đông của Nam Bộ mực nước triều đang ở mức cao.