Bộ Tài chính: Để thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới tại Trạm kiểm soát Biên phòng Hòa Hiệp (Tây Ninh) phải mở, nâng cấp cửa
Theo Bộ Tài chính, để thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới tại địa điểm Trạm kiểm soát Biên phòng Hòa Hiệp thì UBND tỉnh Tây Ninh phải thực hiện mở, nâng cấp cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
Trước đó, ngày 16/10/2023, Bộ Công Thương có văn bản số 7189/BCT-XNK gửi Bộ Tài chính về việc công bố trạm kiểm soát Biên phòng Hòa Hiệp được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, Trạm kiểm soát Biên phòng Hòa Hiệp nằm tại khu vực biên giới đường sông thuộc ấp Hòa Bình, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh tiếp giáp với ấp Tà Ró, xã Tà Ró, huyện Romeas Heak, tỉnh Svay Riêng, Vương quốc Campuchia chưa được UBND tỉnh Tây Ninh quyết định mở, nâng cấp cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
Các cặp cửa khẩu giữa tỉnh Tây Ninh (Việt Nam) và một số tỉnh của Campuchia đã góp phần giao lưu thương mại, trao đổi hàng hóa và du lịch.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Tây Ninh tại công văn số 2907/UBND-KT ngày 15/9/2023 và báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh tại công văn số 507/HQTN-NV ngày 31/3/2023 thì về điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước tại địa điểm Trạm kiểm soát Biên phòng Hòa Hiệp, hiện mới bố trí nhà làm việc tạm thời bằng 03 vỏ container 20 feet cho các lực lượng biên phòng, kiểm dịch và hải quan; không có kho, bãi phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chưa có hệ thống mạng kết nối với mạng nội bộ (WAN) với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan phục vụ công tác cho cơ quan Hải quan; chưa có mã cửa khẩu, mã địa điểm lưu giữ hàng hóa phục vụ công tác khai báo; Về các lực lượng tại địa điểm Trạm kiểm soát Biên phòng Hòa Hiệp chỉ có lực lượng biên phòng quản lý, các lực lượng hải quan, kiểm dịch hiện chưa được bố trí.
Về cơ sở pháp lý: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày của Chính phủ thì hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ thì hoạt động thương mại biên giới được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Trường hợp hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, UBND tỉnh biên giới quyết định, công bố Danh mục các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa sau khi trao đổi, thống nhất với các bộ, ngành liên quan về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.
Cũng theo Bộ Tài chính, hiện nay, tại một số cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh chưa được bố trí quy hoạch, thực hiện xây dựng các hạng mục như: Nhà làm việc kiên cố cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra hàng hóa, sang tải hàng hóa. Khi các phương tiện vận tải hàng hóa vào khu vực cửa khẩu, cơ quan hải quan phải tận dụng các bãi đất trống trong cửa khẩu để sang tải hàng hóa, khiến các phương tiện không có bãi đỗ, phải xếp hàng dài dọc khu vực cửa khẩu để chờ làm thủ tục xuất nhập cảnh, thông quan hàng hóa; đặc biệt là trước đây đã có tình trạng phải đưa hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan vào tập kết tại các địa điểm trong nội địa mà địa điểm đó chưa được công nhận đủ điều kiện như trình bày của doanh nghiệp nêu trên.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới tỉnh Tây Ninh, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có công văn số 5050/TCHQ-GSQL ngày 29/9/2023, trong đó, kiến nghị UBND tỉnh Tây Ninh bố trí địa điểm đảm bảo đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan tại các cửa khẩu biên giới để cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thực tế, giám sát, sang tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Trường hợp UBND tỉnh Tây Ninh chưa bố trí được địa điểm đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, dẫn đến ùn tắc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu thì Tổng cục Hải quan cũng đã chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh hướng dẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đưa hàng hóa xuất nhập khẩu vào tập kết, kiểm tra, giám sát, sang tải tại các địa điểm đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay thực trạng việc bố trí các địa điểm kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp và hỗ trợ công tác quản lý nhà nước của lực lượng chức năng tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Tây Ninh vẫn chưa đáp ứng.
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).