Bộ trưởng mổ xẻ nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế thấp
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trả lời đại biểu Quốc hội về nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng kinh tế đạt thấp trong những tháng đầu năm nay.
Tăng trưởng kinh tế Quý I-2023 chỉ đạt 3,32%, rất thấp so với mục tiêu, tạo ra gánh nặng rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong năm nay là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội trong các phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời đại biểu Quốc hội về nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế thấp trong quý I-2023. |
Trả lời các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phân tích, mổ xẻ rất sâu về các nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp trong Quý I-2023.
Nguyên nhân thứ nhất là từ cuối năm 2022, tình hình thế giới và trong nước rất phức tạp, khó khăn. Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Do vậy, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, dẫn tới có sự mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột hay chưa đồng bộ, chưa đầy đủ là bình thường. “Quan trọng là chúng ta phải phát hiện và điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Nguyên nhân thứ hai là năng lực chống chịu, thích ứng và đối phó trước các biến động bên ngoài cũng như năng lực cạnh tranh của nước ta đang còn hạn chế khi độ mở của nền kinh tế rất cao.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. |
Nguyên nhân thứ ba là hậu quả của dịch Covid-19 để lại hết sức nặng nề. Các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế đã phải gồng mình chống chịu trong thời gian qua, năng lực đã bị bào mòn đáng kể, nay lại bị chịu tác động bởi nhiều yếu tố mới làm cho khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Nguyên nhân thứ tư là quy mô nền kinh tế của nước ta đã không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây, các hoạt động kinh tế, các thị trường phát triển nhanh, đa dạng và liên kết chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng, tác động đến nhau nhiều hơn.
Nguyên nhân thứ năm là một số bộ phận cán bộ đang còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trong xử lý công vụ của mình.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp. |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mặc dù chưa đạt mục tiêu như Quốc hội đã giao, nhưng với kết quả tăng trưởng của Quý I là 3,32% cũng là kết quả tích cực so với một số nước hiện nay, đơn cử như Mỹ chỉ tăng trưởng 1,1%, EU 1,3%, Nhật Bản 1,3%, Thái Lan 2,7%.
“Cộng đồng quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực môi trường đầu tư và triển vọng kinh tế của Việt Nam. Quan trọng hơn cả là chúng ta vẫn duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát vẫn được kiểm soát, các cân đối lớn vẫn được bảo đảm, nhất là thị trường dịch vụ và du lịch phục hồi rất nhanh, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh được quan tâm và giữ vững”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
![]() |
Quang cảnh phiên họp. |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, Chính phủ đã cơ bản nhận diện được các khó khăn, thách thức mà nước ta sẽ phải đối mặt từ nay đến cuối năm. Chính phủ đã, đang xử lý và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khơi thông được các điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực, tận dụng các cơ hội mới để phát triển đạt được mục tiêu cao nhất của năm 2023 mà Quốc hội đã giao.
CHIẾN THẮNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.