Bóng đá Anh: MU liệu có gặp khó từ UEFA nếu “treo cờ” Qatar?
Bóng đá Anh tiếp tục xôn xao khi hành trình làm chủ MU của những nhà đầu tư Qatar có thể đối mặt với trở ngại lớn bởi quy định của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA).
Một nhóm cá nhân chưa tiết lộ danh tính đến từ Qatar được cho là đang chuẩn bị đàm phán với anh em nhà Glazer - chủ sở hữu hiện tại của MU - về việc mua lại toàn bộ cổ phần của đội bóng giàu thành tích này. Theo Dailymail, thời hạn thương thảo mà các bên đặt ra là ngày 17-2.
Trước đó, từ tháng 11-2022, các ông chủ người Mỹ thông báo sẵn sàng bán cổ phần của “Quỷ đỏ” và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có những nhà đầu tư Qatar.
Dẫu vậy, tờ The Sun cho biết UEFA quy định hai câu lạc bộ trực thuộc hoặc gián tiếp thuộc một tổ chức sẽ không thể cùng lúc tranh tài tại Champions League. Vì vậy, trong kịch bản MU thuộc về các tỷ phú Qatar, việc đội chủ sân Old Trafford tham dự đấu trường danh giá nhất châu Âu sẽ gặp rào cản không nhỏ.
![]() |
Sân Old Trafford rất có khả năng sẽ được treo thêm cờ Qatar. Ảnh: Talksport |
Lý do là bởi giới tài phiệt Qatar, mà trực tiếp là Quỹ Qatar Sports Investments, hiện đang nắm trong tay Paris Saint-Germain (PSG). Vì vậy, The Sun nhận định, một khi thay thế người Mỹ để lãnh đạo đội chủ sân Old Trafford, họ sẽ phải chọn chỉ MU hoặc PSG để tham dự Champions League trong trường hợp cả hai “ông lớn” của bóng đá Anh và Pháp đều giành vé đến sân chơi này.
Trên thực tế, kể cả khi có vướng vào luật của UEFA, vẫn có ngoại lệ đã từng xảy ra. Đơn cử, The Sun nêu trường hợp của RB Leipzig và RB Salzburg đều thuộc sở hữu của tập đoàn nước tăng lực Red Bull GmbH. Vào năm 2017, hai câu lạc bộ này đối mặt với viễn cảnh chỉ 1 đội có thể dự Europa League mùa giải 2017-2018 dù họ có đội ngũ quản lý khác nhau và chơi ở đấu trường quốc nội khác nhau (Đức và Áo). Cuối cùng, nhiều nhân sự của RB Leipzig và RB Salzburg phải từ chức để bảo đảm hai bên không liên quan tới nhau. Sau đó, UEFA xác nhận tư cách pháp nhân của hai đội và cho phép họ thi đấu tại cùng một cúp châu Âu. Vì thế, RB Leipzig và RB Salzburg đều được góp mặt ở vòng bảng tại Champions League mùa trước.
Trong khi đó, Dailymail tiết lộ nhóm đại gia Qatar này lại có cơ cấu và hoạt động riêng biệt với Quỹ Qatar Sports Investments, nên trường hợp thương vụ mua bán này thành công thì MU sẽ không dính vào rắc rối về quy định cấm của UEFA.
Tuy nhiên, một “điểm nghẽn” mới lại xuất hiện khi phía Qatar hiện chỉ định giá tối đa 4,5 tỷ bảng Anh, thấp hơn nhiều so với con số mong muốn của nhà Glazer là từ 6 tỷ bảng Anh cùng cam kết đầu tư thêm 2 tỷ bảng Anh nữa để phát triển đội bóng (đã bao gồm việc nâng cấp hoặc xây mới thay thế sân Old Trafford).
Theo Dailymail, nếu không đạt thỏa thuận về mức giá “bán đứt”, nhà Glazer có thể chọn phương án tiếp tục hiện diện trong nền bóng đá Anh bằng cách giữ lại một phần cổ phần và trở thành cổ đông thiểu số để đầu tư vào MU.
THÁI HÀ
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).