• Click để copy

Bùng phát dịch tay chân miệng ở Đồng bằng sông Cửu Long

Các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang bùng phát dịch tay chân miệng do sự xuất hiện trở lại của chủng virus EV71-chủng nguy hiểm lây lan nhanh, dễ chuyển nặng từng gây đợt dịch vào năm 2018. Số ca bệnh ngày càng tăng trong khi các bệnh viện lại thiếu thuốc điều trị. Điều này đang gây khó cho y, bác sĩ và cả bệnh nhân.

Nhiều trường hợp tử vong

Từ đầu tháng 6 trở lại đây, dịch tay chân miệng có chiều hướng gia tăng nhanh về số lượng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, diễn biến bệnh tay chân miệng hiện tương đối phức tạp. Theo Thạc sĩ, bác sĩ CK II Ông Huy Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, bệnh viện điều trị nội trú cho gần 1.400 ca bệnh, điều trị ngoại trú hơn 5.800 ca. Tổng số ca nhập viện trong tháng 7 là 699 ca, trong đó có 119 ca bệnh nặng, 2 trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng”.

Bùng phát dịch tay chân miệng ở Đồng bằng sông Cửu Long
 Từ đầu tháng 6 trở lại đây, tại các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dịch tay chân miệng có chiều hướng gia tăng nhanh về số lượng.

Không riêng Cần Thơ, theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, trung bình một ngày toàn tỉnh ghi nhận 20 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; số bệnh nhân hiện tại là 1.117 ca, tăng hơn 47% so cùng kỳ năm 2022 và có 3 trường hợp tử vong.

Tương tự tại Bệnh viện Sản - Nhi An Giang, tính từ đầu năm đến nay, đã tiếp nhận khoảng 500 ca bệnh tay chân miệng. Tháng 6 và tháng 7 vừa qua, số bệnh nhân mắc tay chân miệng tăng đột biến, với bình quân mỗi tháng trên 250 ca, tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước. Số ca diễn biến nặng cũng tăng hơn so với những tháng trước, có một số ca bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên. 

Bùng phát dịch tay chân miệng ở Đồng bằng sông Cửu Long
Dịch tay chân miệng bùng phát mạnh là do sự xuất hiện trở lại của chủng virus EV71-chủng nguy hiểm lây lan nhanh. 

Thiếu thuốc điều trị

Nguyên nhân dẫn đến số ca bệnh tay chân miệng tăng nhanh là do xuất hiện chủng EV71. Đây là type virus gây ra các trường hợp nặng và các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi cấp tính, viêm cơ tim. Để điều trị bệnh cần có thuốc đặc hiệu là IVIG (Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch) tuy nhiên hiện tại nguồn thuốc tại các bệnh viện đang cạn kiệt.

Để tháo gỡ bước đầu tình trạng thiếu thuốc điều trị tay chân miệng, bà Nguyễn Ngọc Việt Nga, Phó giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết: "Sở chỉ đạo không chỉ riêng Bệnh viện Nhi đồng mà các đơn vị khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, hội chẩn, thu dung, điều trị bệnh nhân tay chân miệng từ tuyến dưới chuyển lên theo đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, cần tuyên truyền cho người dân tình trạng thiếu thuốc tạm thời không phải do công tác đấu thầu khó khăn".

Bùng phát dịch tay chân miệng ở Đồng bằng sông Cửu Long
Ngay khi thấy bé có những biểu hiện tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân... cần đưa đến bệnh viện sớm để thăm, khám và điều trị. 

Tại An Giang, dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong, song xác định thời điểm cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn học sinh tập trung nhập học, đây là điều kiện thuận lợi để dịch tay chân miệng lây lan nhanh, Sở Y tế tỉnh An Giang đã yêu cầu các đơn vị y tế chủ động rà soát các nguồn lực, củng cố hoạt động của các cơ sở điều trị, dự trù thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị, vật tư y tế… kịp thời thu dung, điều trị các ca bệnh tay chân miệng. Đồng thời, tăng cường tập huấn cho các nhân viên y tế về hướng dẫn và chẩn đoán bệnh, theo dõi trẻ bị bệnh tay chân miệng đang phải nằm điều trị nội trú.

"Chúng tôi đã chỉ đạo ngành Y tế các địa phương tăng cường tuyên truyền cho người dân biết về dấu hiệu bệnh, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để giám sát, kiểm tra, hỗ trợ các địa bàn và chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng; tổ chức truyền thông tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non về bệnh tay chân miệng. Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Các đơn vị trực thuộc theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh", Tiến sĩ, bác sĩ Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang nói. 

Theo các bác sĩ, trẻ em và cả người lớn đều có thể bị mắc bệnh nhiều lần. Do lượng kháng thể tạo ra mỗi lần mắc bệnh giảm dần theo thời gian, ngoài ra virus gây tay chân miệng còn có hơn 10 chủng khác nhau thuộc nhóm virus đường ruột, nên bệnh nhân có thể bị mắc bệnh nhiều đợt. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt từ ngành chức năng, trước những diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng, các phụ huynh cần lưu ý giữ vệ sinh cho con em mình. Ngay khi thấy bé có những biểu hiện tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong ổ miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối hay các biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ nhỏ khi mắc tay chân miệng là tình trạng loét miệng, vết loét khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống… hoặc sốt cao liên tục, giật mình chới với, hốt hoảng khi ngủ, run tay chân, đi đứng loạng choạng, quấy khóc… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để kịp thời thăm khám, điều trị nhập viện để điều trị.

Bài và ảnh: THÚY AN

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Mỹ công bố mức thuế quan đối với 14 quốc gia
Tổng thống Mỹ công bố mức thuế quan đối với 14 quốc gia

Bắt đầu từ ngày 1-8, hàng hóa của ít nhất 14 quốc gia khi nhập khẩu vào Mỹ sẽ phải đối mặt với các mức thuế cao. Đó là tuyên bố mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong loạt bài đăng trên mạng xã hội Truth Social ngày 7-7.

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel tiếp tục đàm phán về việc ngừng bắn
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel tiếp tục đàm phán về việc ngừng bắn

Ngày 8-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong bối cảnh ông Trump gia tăng sức ép buộc nhà lãnh đạo Israel đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng liên quan đến xung đột ở dải Gaza. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo trong 24 giờ qua.

Quân sự thế giới hôm nay (9-7): Nga, Belarus hiện đại hóa xe bọc thép BTR-60
Quân sự thế giới hôm nay (9-7): Nga, Belarus hiện đại hóa xe bọc thép BTR-60

Quân sự thế giới hôm nay (9-7) có những nội dung sau: Nga, Belarus bắt tay hiện đại hóa xe bọc thép BTR-60; Trung Quốc đưa vào biên chế tiêm kích thế hệ thứ năm J-20S; Ấn Độ thử nghiệm pháo tự hành MGS 155mm.

Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn nghi do điện giật
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn nghi do điện giật

Ngày 7-7, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn nghi do điện giật.

Niềm vui cho người bệnh từ chính sách mới
Niềm vui cho người bệnh từ chính sách mới

Từ ngày 1-7, 252 bệnh mạn tính điều trị ổn định sẽ được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, thay vì tối đa 30 ngày như trước đây đã khiến nhiều người dân vui mừng.

Giải cứu bé trai mắc kẹt trong ngôi nhà cháy
Giải cứu bé trai mắc kẹt trong ngôi nhà cháy

Sáng 9-7, thông tin từ Công an xã Vĩnh Hanh (tỉnh An Giang) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ hỏa hoạn khiến một ngôi nhà bị thiêu rụi hoàn toàn. Lực lượng chức năng kịp thời giải cứu một bé trai bị mắc kẹt trong đám cháy.