• Click để copy

Buôn lậu vàng diễn biến phức tạp trên các tuyến biên giới miền Trung và Tây Nam Bộ

Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu vàng qua biên giới, đặc biệt lực lượng Công an đã phát hiện và tổ chức đấu tranh triệt phá thành công nhiều đường dây buôn lậu vàng với qui mô rất lớn, thu giữ hàng chục tấn vàng và nhiều tài sản, tiền USD.

Điển hình như Chuyên án triệt phá đường dây buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc tỉnh Tây Ninh, do C03 xác lập, đấu tranh, đã khởi tố vụ án, khởi tố 18 bị can về Tội buôn lậu, thu giữ được 198 kg vàng, 59 cây vàng, gần 2,9 triệu USD; gần 27 tỷ đồng và các phương tiện, thiết bị; trị giá thu giữ được tương đương gần 250 tỷ đồng. Mở rộng điều tra, tính riêng trong hai tháng 8, 9 năm 2022, các đối tượng đã nhập lậu hơn 04 tấn vàng. Chuyên án triệt phá đường dây buôn lậu vàng từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo tỉnh Quảng Trị do Nguyễn Thị Hóa cầm đầu, đã khởi tố vụ án, khởi tố 20 bị can về Tội buôn lậu. Kết quả điều tra ban đầu xác định từ năm 2022 đến nay, Nguyễn Thị Hóa và Nguyễn Thị Gái (trú tại thị trấn Lao Bảo) đã tổ chức đường dây buôn lậu trên 03 tấn vàng, có tổng trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo để bán cho các cửa hàng vàng trong nước thu lời bất chính. Và các chuyên án do Công an các địa phương triệt phá như:  Đường dây buôn lậu vàng do Nguyễn Thị Kim Hạnh (tên gọi khác là “Mười Tường”) cầm đầu do Công an tỉnh An Giang đã bắt quả tang các đối tượng vận chuyển 51 kg vàng với giá trị hơn 70 tỷ đồng từ Campuchia về thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Ngày 17/12/2021, Công an huyện Đức Huệ, Long An bắt quả tang đối tượng Huỳnh Văn Thanh buôn lậu 39 kg vàng (trị giá 54 tỷ đồng) từ Campuchia về Việt Nam. Tháng 01/2022, Công an tỉnh An Giang bắt giữ Nguyễn Thanh Bình và Trang Kiến Cường (trú tại thành phố Long Xuyên) khi đang mua bán vàng nhập lập từ Campuchia, thu giữ 18 kg vàng, gần 2,3 triệu USD. Ngày 20/01/2022, Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ Trần Châu Chánh Trực, Đào Mạnh Cường, Trần Thị Ánh Loan, thu giữ 54 kg vàng thỏi, 02 kg vàng nữ trang, 84 miếng vàng 9999 và 1,2 tỷ đồng tiền mặt. Ngày 18/08/2023, Công an tỉnh An Giang đã bắt Hồ Văn Sơn, Nguyễn Tấn Phong; Nguyễn Hoài Tâm, Nguyễn Xuân Kiếm và Lý Thị Huệ, thu giữ 19 kg vàng.

Thực tế trên cho thấy, tình hình hoạt động buôn lậu vàng diễn biến khá phức tạp, các đối tượng lợi dụng chính sách Nhà nước đối với cư dân biên giới qua lại công khai giữa hai nước để cất giấu vàng trong các phương tiện, lẫn trong hàng hóa nông sản,… hay lợi dụng đường mòn, sông nước hiểm trở, đêm tối để vận chuyển vàng lậu từ nước ngoài vào Việt Nam bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi trên các tuyến biên giới phía Tây Nam giáp Campuchia tại địa bàn các tỉnh An Giang, Long An, Tây Ninh và biên giới khu vực miền Trung giáp Lào tại địa bàn Quảng Trị và Hà Tĩnh. Sau khi đưa vàng lậu qua biên giới, đối tượng chia thành nhiều công đoạn để vận chuyển về các tiệm vàng, các cơ sở sản xuất, chế tác trang sức mỹ nghệ  tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ. Tình trạng xuất, nhập lậu vàng qua biên giới để thu lợi, ảnh hưởng lớn đến tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do, gây áp lực lên thị trường ngoại tệ và tỷ giá chính thức, từ đó ảnh hưởng bất lợi tới việc điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô; gây thất thu thuế cho Ngân sách nhà nước.

Nguyên nhân:

Thị trường vàng trong nước mặc dù có diễn biến theo xu thế thị trường vàng quốc tế, nhưng biên độ, nhịp độ chưa đều, thường phản ánh chậm hơn dẫn đến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, giữa giá vàng miếng SJC với vàng nguyên liệu và chênh lệch giữa giá mua vào bán ra. Ngoài ra, không loại trừ hệ lụy từ việc làm giả vàng miếng SJC hoặc tình trạng các thương hiệu vàng lớn (Doji, PNJ) neo giá vàng tiệm cận giá vàng miếng SJC. Chính vì lợi nhuận thu được đã thúc đẩy động cơ phạm tội của các đối tượng.

Vàng lại là loại hàng hóa nhỏ, gọn, có giá trị cao nên hoạt động buôn lậu càng được các đối tượng thực hiện với phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, các đối tượng thường chỉ sử dụng người nhà, những người tin tưởng, thân cận nhất để vận chuyển. Do đó rất khó phát hiện vàng được vận chuyển qua biên giới.

Bên cạnh đó, do vàng là hàng hóa không truy nguyên được nguồn gốc, chỉ xác định đặc tính hóa lý theo hàm lượng tỷ trọng vàng. Đối với vàng miếng có nguồn gốc nhập lậu từ Thụy Sĩ, Singapore, các đối tượng đều khò, đốt chảy, xóa chữ, ký hiệu trước khi vận chuyển vào trong nước, do đó cũng không có cơ sở xác định vàng có nguồn gốc nước ngoài. Trong khi đó vàng nguyên liệu, vàng khai thác và vàng trôi nổi có nguồn gốc trong dân chưa được quản lý chặt chẽ nên hầu hết việc bắt giữ khi các đối tượng mua bán, vận chuyển trong nội địa đều không xử lý được, nhiều vụ việc sau khi bắt giữ đã phải trả lại vàng cho đối tượng do không có căn cứ xác định nguồn gốc bất hợp pháp.

Về chính sách quản lý vàng của Việt Nam, theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, từ đó đến nay Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Tuy nhiên, để tránh tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho 02 đối tượng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ để xuất khẩu và Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài), do đó dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và các nhu cầu khác.

Mặt khác từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã không nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng đã tác động đến nguồn cung vàng miếng trong nước, dẫn đến hiện tượng chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước nhất là vàng miếng SJC - thương hiệu vàng miếng của Nhà nước - tăng cao. Điều đó thúc đẩy các đối tượng họat động nhập lậu vàng ngày càng diễn biến phức tạp hơn.

Trong khi đó, chính sách quản lý vàng của thế giới khá thông thoáng với mức thuế, phí thấp và đặc biệt là các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia qui định về khai thác, quản lý, mua bán các mỏ vàng khá thuận lợi, nguyên liệu vàng khai thác được không được chế biến sâu nên giá thành rẻ hơn so với Việt Nam, do vậy dẫn đến tình hình buôn lậu, vận chuyển vàng trái phép từ các nước này vào Việt Nam có những diễn biến phức tạp. Cùng với đó, một số quốc gia rất gần Việt Nam như Hồng Kông, Singapore đều có các Sàn giao dịch vàng lớn, uy tín trên thế giới, được Tập đoàn Metalor của Thụy Sĩ đặt các Nhà máy tinh chế vàng nhằm thu mua nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm vàng thanh cung cấp cho thị trường Châu Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam chủ yếu cung cấp thông qua các đầu nậu tại Campuchia. Do đó, các đối tượng buôn lậu trong nước dễ dàng tiếp cận nguồn vàng và giao dịch theo chỉ số giá thế giới.

 Do đặc thù nước ta có đường biên giới trải dài, nhiều khu vực hiểm trở, ngoài các cửa khẩu còn nhiều đường mòn, lối mở cả đường bộ và đường sông. Mặc dù, các lực lượng chức năng đã vượt qua khó khăn, chủ động công tác nắm tình hình, đấu tranh, xử lý đối với tội phạm buôn lậu nói chung và buôn lậu vàng nói riêng đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tại một số nơi, có thời điểm chưa thường xuyên, sự phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh với tội phạm buôn lậu tại khu vực biên giới còn hình thức, thiếu chặt chẽ, tạo sơ hở để tội phạm buôn lậu lợi dụng vận chuyển trái phép qua biên giới.

Thực trạng trên đòi hỏi các lực lượng chức năng phải chủ động nắm và dự báo tình hình, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin để phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời.

Trịnh Thị Hà
Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.