• Click để copy

Các cây xăng dừng bán, người dân xếp hàng chờ đổ xăng: Nguyên nhân vì đâu?

Bên hành lang Quốc hội, chúng tôi đã trao đổi với đại biểu Hoàng Văn Cường (đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội) về nguyên nhân, giải pháp của tình trạng người dân xếp hàng chờ đổ xăng.

Thời gian gần đây, nhiều người dân Hà Nội, các tỉnh miền Nam và một số tỉnh, thành phố khác trên cả nước phải khó khăn tìm đến những cửa hàng kinh doanh nhiên liệu lớn để xếp hàng dài chờ mua xăng, dầu do nhiều cửa hàng nhỏ đóng cửa không bán.

Mặc dù đã chọn thời điểm đổ xăng vào giữa buổi trưa hoặc thậm chí nửa đêm nhưng nhiều người dân vẫn phải xếp hàng dài đợi đến lượt mình.

Các cây xăng dừng bán, người dân xếp hàng chờ đổ xăng: Nguyên nhân vì đâu?

Mặc dù đã chọn thời điểm đổ xăng vào 10 giờ đêm nhưng nhiều người dân Hà Nội vẫn phải xếp hàng dài đợi đến lượt mình. Ảnh: Hiệp Lưu 

Bên hành lang Quốc hội, chúng tôi đã trao đổi với đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội) về nguyên nhân, giải pháp của tình trạng này.

PV: Những ngày qua, tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố, việc mua xăng khá khó khăn, nhiều cây xăng dừng bán. Đã có nhiều giải thích từ phía Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại phiên chất vấn của Quốc hội, trong đó có nguyên nhân là do nguồn cung cho xăng dầu thế giới đang ngày càng khan hiếm. Ý kiến của đại biểu về vấn đề này như thế nào?

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Thời kỳ giá xăng dầu thế giới tăng cao, chúng ta điều tiết rất tốt, không cửa hàng nào thiếu xăng dầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, giá xăng dầu thế giới không tăng quá cao, nguồn cung, theo tôi, cũng không phải quá khan hiếm, nhưng trong nước lại xảy ra tình trạng khan hiếm xăng dầu.

Tôi cho rằng, lỗi không phải do nguồn cung thế giới, do ta không nhập được xăng dầu, mà là do cơ chế điều hành chưa phù hợp. Cụ thể, chi phí chiết khấu cho các nhà bán lẻ quá thấp, thậm chí, nhiều nhà bán lẻ không có chi phí này, mà chỉ đầu mối cung cấp mới có. Khi nhà bán lẻ không có chi phí chiết khấu, càng bán càng lỗ, thì đương nhiên họ sẽ không mặn mà gì với việc bán.

Tất nhiên, trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tăng rất cao, sẽ phải thực hiện việc cắt giảm chi phí chiết khấu. Theo đó, các công ty kinh doanh xăng dầu phải xác định kinh doanh không có lãi, cùng với việc Nhà nước giảm thuế, thì mới giảm giá được cho người dân.

Tuy nhiên, khi giá xăng dầu thế giới bình ổn trở lại thì phải tăng chi phí chiết khấu cho các doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, chúng ta chưa làm được điều này, mà mới chỉ thực hiện được chi phí chiết khấu cho nhà phân phối, còn người bán lẻ không có.

Theo tôi, công tác điều hành liên quan tới chi phí chiết khấu; sự phân chia chi phí chiết khấu giữa công ty đầu mối, nhà phân phối và nhà bán lẻ nếu có sự hợp lý hơn thì sẽ không để xảy ra tình trạng các cây xăng bán lẻ phải dừng bán như hiện nay.

Các cây xăng dừng bán, người dân xếp hàng chờ đổ xăng: Nguyên nhân vì đâu?

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Sự phân chia chi phí chiết khấu giữa công ty đầu mối, nhà phân phối và nhà bán lẻ nếu có sự hợp lý hơn thì sẽ không để xảy ra tình trạng các cây xăng bán lẻ phải dừng bán như hiện nay.

PV: Bộ Công Thương vừa có chỉ đạo làm rõ nguyên nhân các cây xăng đang tạm ngừng hoạt động, kiên quyết xử lý nghiêm khắc nếu vi phạm quy định kinh doanh xăng dầu. Vậy theo đại biểu, đâu là trường hợp cần xử lý?

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Tôi cho rằng, qua kiểm tra, với những cây xăng dừng bán do “găm hàng”, chờ thời điểm xăng tăng giá mới bán nhằm thu lợi cao hơn thì phải xử lý thật nghiêm khắc.

Tuy nhiên, trong trường hợp cửa hàng bán lẻ không được trích chiết khấu, dẫn tới tình trạng càng bán càng lỗ, không thể bán được thì phải điều chỉnh về mặt cơ chế; chứ không thể vì quy định bất hợp lý mà quay ra xử lý người kinh doanh. Như vậy sẽ không thỏa đáng.

PV: Việc nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng là nội dung tranh luận của các đại biểu trong các phiên thảo luận trong việc khắc phục tình trạng khan hiếm xăng dầu như hiện nay. Quan điểm của đại biểu thế nào?

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Theo tôi, xăng dầu là một mặt hàng kinh doanh phụ thuộc vào cung cầu. Trên thế giới, người ta sử dụng biện pháp bình ổn giá xăng dầu bằng cách mua theo hợp đồng trả trước. Ví dụ, hôm nay, tôi ký hợp đồng với anh về việc mua xăng dầu 1 tháng sau với giá thế nào, thì 1 tháng sau, nhà cung cấp cứ thế mà thực hiện. Như vậy, nhà cung cấp trong nước luôn biết được tháng tới sẽ bán xăng dầu với giá bao nhiêu, không phụ thuộc vào sự trôi nổi của thị trường.

Chúng ta hiện chưa có công ty nào thực hiện việc kinh doanh theo hợp đồng trả trước, mà vẫn làm theo kiểu mua xăng dầu ở thế giới mang về nước bán. Theo đó, giá xăng dầu thế giới tăng thì mua giá cao, giá giảm thì mua giá thấp.

Về nguyên tắc, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, xăng dầu là một mặt hàng có tác động rất mạnh tới đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, là một mặt hàng tạo ra chi phí đẩy cho tăng giá. Nếu xăng dầu tăng giá thì hầu hết các mặt hàng sẽ tăng giá. Bởi tăng giá xăng dầu liên quan tới vận tải, giao thông đi lại, nguyên liệu đầu vào…

Cho nên, nếu để giá xăng dầu tăng lên cao quá sẽ đẩy giá các mặt hàng khác tăng theo. Trong khi đó, khi giá các mặt hàng khác tăng cao thì đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng; đặc biệt là lạm phát, chỉ số giá tăng cao ngay lập tức.

Do đó, Nhà nước muốn bình ổn đời sống người dân thì buộc phải kiểm soát, điều tiết giá xăng dầu.

Nhưng điều tiết bằng cách nào? Theo tôi, chỉ có một cách duy nhất, đó là hoặc phải giảm phần phí xuống (ví dụ thuế) hoặc có thêm phần tiền hỗ trợ. Phần tiền này lấy từ lúc giá xăng dầu xuống thấp, phải trích từ quỹ bình ổn. Còn khi giá xăng dầu cao thì không trích nữa, mà lấy tiền đó bù cho việc bán giá rẻ.

PV: Tức là vẫn cần quỹ bình ổn xăng dầu, thưa đại biểu?

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Tôi cho là vẫn cần phải có quỹ bình ổn xăng dầu, xuất phát từ lý do này.

PV: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính có đề xuất sẽ giao toàn diện vấn đề xăng dầu về cho Bộ Công Thương quản lý, kể cả quyết định giá và chi phí định mức nhằm đảm bảo vấn đề nguồn cung chủ động. Về nội dung này, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, đây là đề xuất tốt. Khi đó, Bộ Công Thương phải vừa có khả năng vừa quản lý về nguồn cung, vừa quản lý về chi phí để đảm bảo cho kinh doanh ở mức lãi vừa đủ, bảo đảm bình ổn thị trường. Còn Bộ Tài chính sẽ là cơ quan độc lập đứng ra kiểm soát hoạt động này, sẽ khách quan.

THẢO NGUYÊN

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).