• Click để copy

Các lệnh trừng phạt của phương Tây kéo Nga, Ấn Độ lại gần nhau hơn

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã dẫn đến hợp tác kinh tế và thương mại ngày càng chặt chẽ giữa Moscow và New Delhi. Đó là khẳng định của Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov.

Có thể nói, điểm nhấn về tăng trưởng trong quan hệ hợp tác Nga - Ấn Độ thời gian qua là lĩnh vực năng lượng. Theo số liệu của công ty phân tích năng lượng Vortexa, lượng dầu thô Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đã đạt mức kỷ lục 1,2 triệu thùng/ngày trong tháng 12-2022. Mức nhập khẩu này tăng 33 lần so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ đó, Nga đã vượt Iraq trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Ấn Độ.

“Các biện pháp trừng phạt được đưa ra và mở rộng chống lại Nga, trong trường hợp này, đã có tác dụng ngược và trở thành chất xúc tác cho mối quan hệ thương mại giữa Nga và Ấn Độ. Chúng tôi có quan hệ hợp tác rất sâu rộng, toàn diện, kể cả trong lĩnh vực kinh tế và thương mại”, Đại sứ Alipov phát biểu trên kênh truyền hình Channel One.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây kéo Nga, Ấn Độ lại gần nhau hơn

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar (bên trái) và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov trao đổi sau cuộc họp báo tại Moscow, ngày 8-11-2022. Ảnh: AP

Theo ông, kim ngạch thương mại song phương Nga-Ấn Độ năm 2022 đã đạt mức kỷ lục 35 tỷ USD. Hai nước cũng có những bước tiến đáng kể trong hợp tác ở một loạt lĩnh vực: Xây dựng, đường sắt, công nghiệp khai thác mỏ, nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông... “Chưa bao giờ có sự hợp tác như vậy trong lịch sử quan hệ Nga-Ấn Độ”, Đại sứ Alipov khẳng định.

Cuộc xung đột tại Ukraine đã tác động nhất định đến thương mại song phương Nga-Ấn Độ. Mặc dù các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã gây ra nhiều thách thức, tuy nhiên, Nga và Ấn Độ đã vượt qua hầu hết rào cản và quan hệ hợp tác giữa hai nước đang tiếp tục phát triển dựa trên những lợi ích chung.

Nhìn lại quan hệ giữa hai nước, có thể nói, mặc dù vẫn có những vướng mắc và khác biệt trong chính sách ngoại giao, như việc Ấn Độ tham gia “nhóm Bộ tứ” với Mỹ, Australia và Nhật Bản hay việc Nga xích lại gần Trung Quốc, song hai nước vẫn luôn tìm cách để mối quan hệ này đi theo hướng đem lại lợi ích tối đa cho cả hai bên.

Ấn Độ là một trong số ít quốc gia không đồng ý “chơi theo luật” của phương Tây, không ủng hộ nỗ lực cô lập Nga. Bất chấp sức ép ngày càng gia tăng, lập trường của nước này về xung đột Nga-Ukraine vẫn không thay đổi. Ấn Độ không nhất trí các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga và thay vào đó là ủng hộ đối thoại như một cách để giải quyết xung đột.

Trong bối cảnh phương Tây tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga, Ấn Độ lại nổi lên là một trong những khách hàng lớn nhất của Nga. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow đã tạo cơ hội cho các công ty lọc dầu Ấn Độ tăng mua dầu của Nga với giá chiết khấu.

Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, chỉ có 1% lượng dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ đến từ Nga. Nhưng vào tháng 9-2022, con số này đã tăng lên 23%. Ngoại trừ Ấn Độ, không có nước nào tăng cường mua dầu từ Nga nhiều đến như vậy chỉ trong vòng vài tháng. Bà Vandana Hari, người sáng lập công ty phân tích thị trường dầu mỏ Vanda Insights có trụ sở tại Singapore cho biết: “Đồng USD mạnh lên và đồng rupee yếu đi khiến Ấn Độ bị thiệt khi nhập khẩu dầu. Việc mua dầu thô hoặc các sản phẩm năng lượng khác của Nga có ý nghĩa kinh tế đối với Ấn Độ”.

Dầu Urals của Nga rẻ hơn so với dầu Brent chuẩn quốc tế. Việc mua dầu giá rẻ của Nga giúp Ấn Độ tiết kiệm được hàng triệu USD trên hóa đơn nhập khẩu dầu mỗi ngày. “Với tư cách là nước tiêu thụ dầu khí lớn thứ ba và là một quốc gia có thu nhập không cao, Ấn Độ phải tìm kiếm những nguồn cung năng lượng có giá cả phải chăng, vì vậy, mối quan hệ Ấn Độ-Nga là một lợi thế của chúng tôi”, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar phát biểu trong buổi họp báo hồi tháng 11-2022, nhân chuyến thăm đầu tiên của ông tới Moscow kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Bên cạnh dầu thô, hợp tác kỹ thuật quân sự cũng chiếm một vị trí quan trọng và thể hiện tính chất đối tác chiến lược đặc quyền của Nga với quốc gia lớn nhất khu vực Nam Á. Ấn Độ là khách hàng mua vũ khí lớn nhất thế giới của Nga, chiếm khoảng 20% đơn đặt hàng hiện tại của Moscow. Theo các hãng thông tấn Nga, nước này đã cung cấp cho Ấn Độ khoảng 13 tỷ USD vũ khí trong 5 năm qua, trong khi New Delhi đã đặt hàng mua của Moscow các vũ khí và thiết bị quân sự trị giá hơn 10 tỷ USD. Ở hướng ngược lại, Nga cũng là thị trường lớn thứ tư của các sản phẩm dược phẩm Ấn Độ.

Giữ gìn mối quan hệ song phương tốt đẹp là điều mà cả Nga và Ấn Độ đều chú trọng. Mối quan hệ “cộng sinh” này giúp Nga tránh được phần nào “cơn bão” trừng phạt và cô lập của phương Tây, đồng thời cũng giúp Ấn Độ giải được những bài toán khó về thiếu hụt năng lượng, lạm phát cao, nâng tầm ảnh hưởng của New Delhi trong vấn đề an ninh được quan tâm nhất hiện nay-xung đột Nga-Ukraine. Do đó, Ấn Độ không có lý do gì để từ bỏ lợi ích của mối quan hệ này và Nga cũng vậy.

HÀ HÙNG

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025), chiều 8-4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov

Sáng 8-4 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.

Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương
Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có Công văn số 319/TTTN-NV ngày 05 tháng 4 năm 2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần bình ổn thị trường, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025. Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng nhằm quyết tâm đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng12% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ.

Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua

Ngày 7-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ dự thảo ngân sách mới vừa được Thượng viện thông qua.

Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống
Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống

Theo hãng tin Yonhap, sáng 8-4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3-6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.