• Click để copy

Các nước châu Âu đẩy mạnh chuyển đổi quốc phòng

Trong báo cáo “Cán cân quân sự năm 2023” công bố ngày 15-2, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) nhấn mạnh, xung đột Nga-Ukraine trong năm 2022 đã làm thay đổi quỹ đạo và tốc độ của quá trình chuyển đổi quốc phòng, đặc biệt là ở các quốc gia châu Âu.

Báo cáo thường niên này của IISS nhằm đánh giá về khả năng quân sự và xu hướng mua sắm quốc phòng của 173 quốc gia trên toàn thế giới trong năm 2022. Báo cáo nhận định, xu hướng hiện đại hóa các lực lượng vũ trang trên thế giới thường được điều chỉnh dựa trên các đánh giá về ưu tiên an ninh quốc gia trong chính sách quốc phòng, nhưng diễn ra chậm chạp theo các quy trình chính thức. Tiến sĩ John Chipman, Giám đốc IISS cho rằng, trong năm 2022, môi trường an ninh ở châu Âu đã chuyển hướng mạnh mẽ bởi những lý do, gồm: Sự mở rộng của NATO, các nước châu Âu tăng cường năng lực quân sự và sự cam kết ngày càng lớn của Mỹ. Ông Chipman chỉ rõ, cuối năm 2022, Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO và việc chính thức gia nhập có thể diễn ra trong năm 2023. Những lo ngại về an ninh ngày càng gia tăng đã khiến một số quốc gia châu Âu gia hạn các cam kết chi tiêu quốc phòng và tập trung vào việc cải thiện năng lực quân sự. Có thể kể đến việc Đức lập quỹ 100 tỷ euro hiện đại hóa quân đội liên bang trong khi Ba Lan tăng ngân sách quốc phòng từ 2% lên 3% GDP vào năm 2023.

Các nước châu Âu đẩy mạnh chuyển đổi quốc phòng

Binh sĩ Mỹ tham gia cuộc diễn tập chung tại Căn cứ huấn luyện Grafenwoehr của quân đội Đức tháng 5-2022

Báo cáo của IISS nêu rõ, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng làm tiêu hao một lượng lớn vũ khí, trong đó nhiều nước châu Âu đã viện trợ hầu hết các loại vũ khí, đạn được trong kho dự trữ. Điều này thúc đẩy quá trình mua sắm quốc phòng mới. Các công ty quốc phòng phương Tây đang đối mặt với thách thức và cơ hội thay thế các vũ khí được chuyển giao cho Ukraine, đồng thời đáp ứng các yêu cầu quân sự đang thay đổi... Nhìn chung, xung đột Nga-Ukraine đã làm nổi bật tầm quan trọng của kho vũ khí và năng lực sản xuất quốc phòng. Ở các quốc gia phương Tây, khả năng phục hồi của ngành công nghiệp quốc phòng đang bị thách thức nghiêm trọng bởi kho vũ khí giảm, ít nhà máy hơn và dây chuyền sản xuất đã đóng cửa.

Trong khi đó, tại châu Á, Trung Quốc đã tăng 7% cho chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2022. Hàn Quốc cũng tập trung phát triển năng lực quân sự quốc gia và tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ sau khi Triều Tiên phóng nhiều quả tên lửa đạn đạo vào cuối tháng 10-2022. Trong khi đó, Nhật Bản đã tăng cường khả năng phòng thủ một cách đáng kể. Bên cạnh một loạt chi tiêu quốc phòng quan trọng, bao gồm cả kế hoạch “hồi sinh” hai tàu sân bay trực thăng lớp Izumo, vào tháng 12-2022, Nhật Bản thông báo nước này sẽ tham gia cùng với Italy và Vương quốc Anh trong một chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6....

Theo các dữ liệu của IISS, trong năm 2022, các nước ở cả khu vực châu Âu-Đại Tây Dương và châu Á-Thái Bình Dương đều phải đối mặt với các động lực chiến lược cạnh tranh. Tuy nhiên, những thách thức kinh tế trong năm 2022 đã đè nặng lên các quyết định chi tiêu công. Những thách thức này bao gồm tiền tệ yếu, tăng trưởng kinh tế chậm chạp, gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát tăng cao. Trong khi chi tiêu quốc phòng toàn cầu tăng theo giá trị danh nghĩa vào năm 2021 và 2022, nhưng lạm phát cao hơn đã khiến chi tiêu thực tế giảm. Theo ước tính của IISS, năm 2022, lạm phát đã làm “thất thoát” chi tiêu quốc phòng toàn cầu khoảng 312 tỷ USD, trong khi năm 2021 chỉ vào khoảng 222 tỷ USD.

PHƯƠNG VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân
Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân

Sáng 20-9, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Sự cần thiết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe”.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3

Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn
Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, quận, huyện xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai
Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai

Ngày 20-9, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai.

Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển
Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển

Theo trang web chính thức của Thủ tướng Australia, ngày 20-9, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ngày 21-9.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan
Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

Sáng 20-9, trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã sơ tán 112.000 người trong bối cảnh nhiều khu vực hứng chịu mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của bão Pulasan.