• Click để copy

Cái giá của sự tự do

Nguy cơ tiềm ẩn khủng hoảng năng lượng là “cái giá của tự do”. Đây là cái giá xứng đáng để Moldova thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga, Người phát ngôn Chính phủ Moldova Daniel Voda cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình địa phương Exclusiv TV ngày 25-12.

Phát biểu của ông Voda được đưa ra trong bối cảnh ngày 13-12 vừa qua, Quốc hội Moldova đã bỏ phiếu áp đặt tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong vòng 60 ngày, bắt đầu từ ngày 16-12-2024, do nguồn cung khí đốt từ Nga dự kiến sẽ bị cắt từ đầu năm sau.

Moldova tiếp nhận khí đốt tự nhiên của Nga qua Ukraine, theo hợp đồng 5 năm với tập đoàn khí đốt Gazprom. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào ngày 31-12 tới. Ukraine đã tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt. Điều này đồng nghĩa dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine sẽ giảm xuống mức 0 từ ngày 1-1-2025, bất chấp những lo ngại từ các quốc gia châu Âu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga.

Chính phủ Moldova hiểu rõ Ukraine khó có thể đồng ý tiếp tục gia hạn hợp đồng quá cảnh khí đốt chỉ vì Moldova. Bởi vậy, việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép chính phủ nước này phản ứng nhanh chóng trong việc tìm nguồn cung thay thế và hạn chế xuất khẩu năng lượng. Theo dự báo của Chính phủ Moldova, khi nguồn cung khí đốt từ Nga không còn nữa, một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể sẽ xảy ra, kéo theo tình trạng thiếu điện trong mùa đông. Một ủy ban đặc biệt đã được khẩn trương thành lập nhằm tìm biện pháp để quản lý "những rủi ro sắp xảy ra" nếu nhà máy điện Kuciurgan-nhà máy điện lớn nhất nước này ở khu vực Transnistria-không còn nhận được khí đốt từ Nga, theo Euronews.

Cái giá của sự tự do
Nhân viên làm việc tại nhà máy phân phối khí đốt Chisinau-1 của công ty năng lượng Moldovatransgaz tại Chisinau, Moldova. Ảnh: Reuters 

Dự kiến, với tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng, Chính phủ Moldova sẽ triển khai kế hoạch tăng giá điện hoặc thậm chí là cắt điện để tiết kiệm năng lượng. Nhiều khả năng nước này sẽ phải nhập khẩu điện từ Romania để đáp ứng nhu cầu vào giai đoạn cao điểm, dù rằng giá nhập khẩu điện thường cao và rất biến động vì phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và nhu cầu của thị trường.

Dẫu vậy, Người phát ngôn Chính phủ Moldova, ông Voda, lập luận quốc gia Đông Âu này không nên sợ mất nguồn cung năng lượng từ Nga. Ông khẳng định mọi thứ đều đang diễn ra theo đúng kế hoạch. "Thậm chí việc giá điện có khả năng tăng cao cũng là cái giá của tự do, điều mà chúng ta đã nói đến trong 30 năm qua", ông Voda cho biết. Theo ông, Moldova đã làm rất nhiều để bảo đảm an ninh năng lượng trong giai đoạn vừa qua và họ nên tiếp tục làm như vậy mà không cần phụ thuộc vào Nga.

Moldova-quốc gia với dân số 3 triệu người, nằm giữa Romania và Ukraine-đã luôn bị giằng xé giữa Đông và Tây, giữa một bên thân phương Tây và một bên thân Nga. Kể từ năm 2020, khi Tổng thống thân phương Tây Maia Sandu lên nắm quyền tại Moldova, quốc gia này bắt đầu theo đuổi một lộ trình quay lưng với Moscow. Chính phủ của bà Sandu ủng hộ việc hội nhập chặt chẽ hơn với phương Tây, bao gồm thúc đẩy tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho Moldova. Bên cạnh đó, dưới sự dẫn dắt của bà Sandu, Moldova đã phản đối mạnh mẽ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Cũng như hầu hết các quốc gia châu Âu khác, Moldova hiện đang phải gánh chịu những tác động từ xung đột Nga-Ukraine. Những cơn gió ngược kinh tế do xung đột tại Ukraine dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và gia tăng lạm phát tại Moldova, ảnh hưởng tới đời sống người dân nước này. Thậm chí cách đây vài ngày, Bộ Ngoại giao Nga còn cáo buộc NATO đang theo đuổi các nỗ lực biến Moldova thành trung tâm hậu cần để tiếp tế cho quân đội Ukraine và tìm cách đưa cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh này đến gần Nga hơn. Nếu điều này thực sự xảy ra, Moldova không chỉ còn ở vị trí bị giằng xé giữa Đông và Tây mà thực sự sẽ trở thành một phần của phương Tây đối đầu với Nga. Lúc đó, chắc hẳn “cái giá của tự do” mà Chính phủ nước này theo đuổi không chỉ dừng lại ở nguy cơ khủng hoảng năng lượng hay chi phí sinh hoạt tăng cao mà thậm chí còn có thể sẽ là một cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc hơn thế nữa.

NGỌC HÂN

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.