Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng với các bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm
Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đã có chính sách khuyến khích, động viên người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu; hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước...
Theo bác sĩ Vũ Quốc Đạt-giảng viên bộ môn Truyền nhiễm (Trường Đại học Y Hà Nội), Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) thành viên nhóm cố vấn chiến lược và kỹ thuật cho các bệnh truyền nhiễm bị quên lãng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chia sẻ, đây thực sự là tin vui của ngành truyền nhiễm, là cơ hội để ngành có thêm nhân lực đối phó với các loại dịch bệnh.
Phóng viên (PV): Thực trạng của chuyên ngành truyền nhiễm hiện nay như thế nào, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Vũ Quốc Đạt: Thực tế cho thấy, từ lâu, trong công tác đào tạo khối ngành y dược tình trạng thiếu bác sĩ ở một số chuyên ngành đặc thù như truyền nhiễm, tâm thần, pháp y, hồi sức tích cực là rất lớn và chưa được quan tâm đúng mức.
Hiện tại, chúng ta vẫn đang có hiệu lực đồng thời 2 bộ luật liên quan đến truyền nhiễm: Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi và Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Theo quy định của Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, tất cả các bệnh viện từ tuyến quận/huyện trở lên đều phải thiết lập một đơn vị điều trị bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nhân lực phục vụ cho đơn vị này còn rất hạn chế, đó là lý do tại sao ở nhiều bệnh viện, thậm chí các bệnh viện đa khoa tuyến Trung ương cũng chưa thành lập được các khoa truyền nhiễm vì chính họ cũng chưa đủ nhân lực để làm được điều đó. Và hiện nay, rất nhiều bệnh viện tuyến tỉnh cũng chưa thiết lập được khoa truyền nhiễm riêng, khoa truyền nhiễm sẽ nằm trong khoa nội hoặc một số khoa khác.
![]() |
Bác sĩ Vũ Quốc Đạt-giảng viên bộ môn Truyền nhiễm (Trường Đại học Y Hà Nội) |
Nguyên nhân chính là nguồn nhân lực dành cho chuyên ngành truyền nhiễm còn rất hạn chế và chúng ta có thể thấy thực tế đó qua đợt dịch Covid-19, khi chúng ta cần bác sĩ truyền nhiễm thì lực lượng đó rất là ít. Những bác sĩ truyền nhiễm được đào tạo bài bản như được đào tạo nội trú, những bác sĩ được đào tạo cao học chuyên I, chuyên II chủ yếu tập trung ở tuyến Trung ương đó là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Các bác sĩ ở các tuyến khác còn rất là hạn chế, chủ yếu là các bác sĩ kiêm nhiệm. Tức là các bác sĩ đã được đào tạo ở các chuyên ngành khác, ví dụ như: Nội khoa, da liễu sang điều trị các bệnh truyền nhiễm hoặc quản lý về bệnh truyền nhiễm. Mặt khác, do thu nhập thấp, không thể làm thêm trong khi công việc việc vất vả nên việc tuyển dụng bác sĩ vào chuyên ngành này rất khó khăn.
PV: Là người giảng dạy cũng như làm trực tiếp trong chuyên ngành truyền nhiễm, bác sĩ có thể chia sẻ về những vất vả mà ngành truyền nhiễm đang phải đối mặt?
Bác sĩ Vũ Quốc Đạt: Rất nhiều khó khăn mà ngành truyền nhiễm đang phải đối mặt. Thứ nhất là số cơ sở thực hành về truyền nhiễm cho sinh viên rất ít. Ngoài Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ra thì tại Hà Nội chỉ có 1 số cơ sở truyền nhiễm lớn trong đó có Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thứ hai: có thực tế rõ ràng là sự đãi ngộ về nghề nghiệp rất ít nên nhiều nên sinh viên không thực sự hào hứng trong khi lựa chọn chuyên ngành này để xây dựng sự nghiệp của mình. Thứ 3 là chương trình đào tạo chuyên ngành truyền nhiễm cũng không được đều đặn cập nhật, sửa đổi vì không có kinh phí hỗ trợ.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi có đề cập đến hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người học nhưng chưa nói đến hỗ trợ đào tạo cho người thầy. Người thầy cũng phải được hỗ trợ, không đơn thuần là về mặt kinh tế mà còn phải được hỗ trợ về chương trình đào tạo như viết sách, tài liệu, xây dựng các chương trình đào tạo...
Về điều trị, bác sĩ truyền nhiễm cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân do lo sợ bị kỳ thị nên khi bị bệnh họ sẽ đến chuyên khoa khác trước khi họ đến chuyên ngành truyền nhiễm làm cho việc điều trị cho các bệnh nhân truyền nhiễm thường là những bệnh nhân nặng. Ví dụ như họ có biểu hiện ho thì họ lại nghĩ đến chuyên ngành hô hấp trong khi bản chất của họ là bị bệnh truyền nhiễm như lao, Covid-19, cúm… Hoặc khi bệnh nhân bị tiêu chảy-những bệnh đó là bệnh truyền nhiễm về tiêu chảy nhiễm khuẩn thì họ lại đến khám tiêu hóa và một số chuyên ngành khác nên khi họ đến chuyên ngành truyền nhiễm thì đã ở giai đoạn muộn làm cho việc điều trị cho bệnh nhân khó khăn hơn.
Mặt khác, các khoa truyền nhiễm tại các Bệnh viện còn tương đối khó khăn về mặt địa hình rất xa khiến công tác vận chuyển bệnh nhân và đi lại của bệnh nhân khó khăn. Phần lớn các Bệnh viện lại không quan tâm đầu tư đến truyền nhiễm bởi lẽ họ có 1 tư duy là nếu họ xây dựng khoa truyền nhiễm mạnh thì sẽ khiến bệnh nhân khác sợ không dám đến bệnh viện khám và điều trị. Đó là tư duy cần thay đổi bởi không nên coi là vì có khoa truyền nhiễm mà bệnh nhân đến ít mà cần phải hiểu mô hình bệnh tật ở Việt Nam mối nguy từ bệnh truyền nhiễm còn rất lớn nên chúng ta cần khoa truyền nhiễm. Ví dụ như Covid-19 cho thấy, chúng ta không có khoa truyền nhiễm nên khi chúng ta cần sẽ không đủ người cũng như đủ chỗ để điều trị.
![]() |
Một ca phẫu thuật cho bệnh nhân Covid-19. |
PV: Việc Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi có chính sách khuyến khích, động viên người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu. Theo bác sĩ, sự thay đổi này có lợi như thế nào đối với chuyên ngành truyền nhiễm?
Bác sĩ Vũ Quốc Đạt: Đó thực sự là tin vui, là tín hiệu tích cực cho chuyên ngành truyền nhiễm. Bởi trong nhiều năm, chuyên ngành truyền nhiễm không được hỗ trợ về đào tạo cũng như sinh hoạt phí. Tuy nhiên, với những thay đổi tiến bộ trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi vẫn chưa thực sự thay đổi được vấn đề nhân lực của truyền nhiễm bởi 2 nguyên nhân: Thứ nhất chúng ta chưa có nguồn bác sĩ để phục vụ cho chuyên ngành này, bởi đây là chuyên ngành tương đối vất vả, nguy cơ cao nên nhiều người sẽ không mặn mà và không thực sự mong muốn gắn bó với chuyên ngành này. Bởi vậy, việc hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí mới chỉ bảo đảm hỗ trợ cho những người học chuyên ngành truyền nhiễm trong một giai đoạn ngắn. Quan trọng hơn là sau khi họ học xong thì chúng ta chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho chuyên ngành này để họ gắn bó với bệnh nhân và chuyên ngành này. Đó là điều tôi cho rằng, trong thời gian tới, các nhà hoạch định chính sách nên cân nhắc để chúng ta có những đặc thù riêng để bảo đảm nguồn nhân lực đào tạo.
![]() |
Bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. |
Nguyên nhân thứ 2: Chúng ta nên quy định đào tạo ngành truyền nhiễm cho các chuyên ngành khác mở rộng hơn. Hiện nay, chương trình đào tạo chuyên ngành truyền nhiễm cho sinh viên chỉ kéo dài 3 tuần. Trong khi đó, khoảng 10 năm trước, chương trình đào tạo truyền nhiễm cho bác sĩ, y khoa kéo dài đến 8 tuần. Tức là thời gian đào tạo bị rút ngắn đi rất nhiều. Chúng ta cũng đã có bài học trong đợt dịch Covid-19, khi chúng ta không đủ nhân lực, chúng ta phải đưa các bác sĩ được đào tạo các chuyên ngành khác như sản, mắt, da liễu… để điều trị Covid-19. Để ứng phó với điều đó, chúng ta cần mở rộng yêu cầu về đào tạo truyền nhiễm cho các chuyên khoa gần để khi nào cần chúng ta có thể điều động, huy động nhân lực một cách thuận lợi hơn...
PV: Xin cảm ơn bác sĩ!
DIỆP CHÂU (thực hiện)
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.